Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả: Hồ Sơ, Chi phí, Tư Vấn 2023

Đăng ký bản quyền là quá trình đăng ký một tác phẩm sáng tạo hoặc sở hữu trí tuệ với cơ quan chính phủ hoặc tổ chức có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của tác giả hoặc chủ sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đó. Việc đăng ký bản quyền thường được thực hiện bởi các nhà sáng tạo, nhà văn, nhà thiết kế, nhà nhiếp ảnh hoặc bất kỳ ai sở hữu tác phẩm có tính sáng tạo như sách, bài viết, bản nhạc, phim ảnh, phần mềm, hình ảnh, sản phẩm thiết kế và nhiều loại sáng tạo khác.

Đăng ký bản quyền

Đăng ký bản quyền

1. Đăng ký bản quyền là gì?

Đăng ký bản quyền là quá trình hợp pháp giúp chủ sở hữu bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của họ đối với các sản phẩm sáng tạo như phần mềm máy tính, ứng dụng điện thoại, game, và nhiều loại tác phẩm khác. Việc đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính được xem là một cách quan trọng để bảo hộ bản quyền tác giả.

2. Quy trình các bước đăng ký bản quyền tác giả (Kể từ ngày 09/09/2023)

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu và mẫu hồ sơ

Bước 2: Thực hiện đăng ký

Bước 3: Xác nhận và kiểm tra hồ sơ

Bước 4: Cấp chứng nhận bản quyền

Bước 5: Tuyên truyền và phổ biến

 

Đăng ký bản quyền tác giả

Đăng ký bản quyền tác giả 

Quy trình chi tiết:

Bước 1: Sau khi hoàn thiện tác phẩm, chủ sở hữu, tác giả thực hiện xác định thể loại tác phẩm dự định đăng ký bản quyền.

Bước 2: Sau khi xác định được loại hình tác phẩm dự định đăng ký bản quyền, Chủ sở hữu, tác giả tác phẩm tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền theo quy định.

Bước 3: Soạn thảo nội dung hồ sơ cần chuẩn bị như đã giới thiệu ở trên.

Bước 4: Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả tại các địa chỉ chính thống hoặc Nộp trực tuyến: Cổng dịch vụ công trực tuyến: http://dichvucong.gov.vn/

Bước 5: Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót cần điều chỉnh Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo. 

3. Bản quyền là gì?

Bản quyền là một loại quyền sở hữu trí tuệ được cấp cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả để kiểm soát việc sao chép, sử dụng, phân phối và trình bày tác phẩm của họ. Bản quyền cung cấp cho chủ sở hữu tác phẩm quyền hạn độc quyền và bảo vệ tác phẩm khỏi việc bị sao chép hoặc sử dụng mà không được phép.

>>>Tham khảo thêm về: Hướng dẫn ghi tờ khai đăng ký quyền

4. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Hướng dẫn ghi tờ khai đăng ký quyền tác giả năm 2023

Hồ sơ đăng ký cần những gì?

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả (theo mẫu tương ứng tại Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 06 năm 2023 Thông tư quy định các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan).

- Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả:

  • 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả. 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
  • Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền. Trường hợp bên ủy quyền là cá nhân thì văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.

- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

- Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).

>>Tham khảo thêm về đăng ký nhãn hiệu qua bài viết: Đăng ký nhãn hiệu Tư vấn thủ tục sở hữu trí tuệ

5. Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả

Quy trình chi tiết đăng ký bản quyền tác giả

Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký bản quyền

Sau khi hoàn thiện tác phẩm, chủ sở hữu, tác giả thực hiện xác định thể loại tác phẩm dự định đăng ký bản quyền.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Sau khi xác định được loại hình tác phẩm dự định đăng ký bản quyền, Chủ sở hữu, tác giả tác phẩm tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả theo quy định.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác ví dụ như các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ, các văn phòng luật sư, công ty luật, các luật sư để nộp đơn Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tại các địa chỉ sau:

  • Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Việt Nam đã là thành viên của Công Ước Bern về quyền tác giả, quyền liên quan. Vì vậy, các cá nhân, pháp nhân, tổ chức nước ngoài là thành viên của Công ước Bern cũng có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả.

Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
  • Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

>>Xem chi tiết hơn về Hướng dẫn đăng ký qua bài viết: Hướng dẫn thủ tục đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ

6. Đối tượng được bảo hộ bản quyền tác giả

Đối tượng được bảo hộ bản quyền tác giả

Đối tượng được bảo hộ bản quyền tác giả

 

Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả, gồm:

  • Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nêu trên là tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Căn cứ theo Điều 14 Luật SHTT, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Có thể kể đến một số tác phẩm như: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh,...
  • Tác phẩm phái sinh.

7. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu:

  • Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;
  • Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng;
  • Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và ĐS-XH;
  • Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực;
  • Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng,

>>>Tìm hiểu thêm: Quyền tác giả là gì? Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?

8. Cách đăng ký bản quyền online (Trực tuyến)

Thủ tục đăng ký bản quyền online

Cách đăng ký bản quyền online

Hiện nay, việc đăng ký bản quyền tác giả có thể thực hiện online tại Cổng dịch vụ công trực tuyến. Thủ tục đăng ký như sau:

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ Công trực tuyến.
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản. Sau đó truy cập vào Cục bản quyền và lựa chọn mục: Cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
  • Bước 3: Điền thông tin người liên hệ và thông tin chủ thể nộp hồ sơ.
  • Bước 4: Nhập nội dung đăng ký và đính kèm hồ sơ.
  • Bước 5: Chọn hình thức gửi và nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả.
  • Bước 6: Gửi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả online.

>>Tìm hiểu thêm về: Thủ tục chi phí đăng ký bản quyền tác giả Online

9. Chi phí đăng ký bản quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC, mức thu phí đăng ký bản quyền tác giả được quy định như sau:

Stt

Loại hình tác phẩm

Mức thu
(đồng/Giấy chứng nhận)

1

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm nhiếp ảnh.

100.000

2

a) Tác phẩm kiến trúc;

b) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

300.000

3

a) Tác phẩm tạo hình;

b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

400.000

4

a) Tác phm điện ảnh;

b) Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

500.000

5

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính

600.000

>>>Tham khảo chi tiết về chi phí đăng ký qua bài viết: Chi phí đăng ký bản quyền tác giả

10. Điều kiện cần thiết đăng ký bản quyền tác giả

- Có tính nguyên gốc: tác phẩm phải được sáng tạo trực tiếp bởi tác giả, không được sao chép dưới bất kì hình thức nào.

- Có tính định hình: phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Ví dụ như tác phẩm âm nhạc thể hiện qua bản nhạc, tác phẩm nhiếp ảnh qua ảnh chụp, tác phẩm mỹ thuật qua bản vẽ...

11. Tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền tác giả

Các lợi ích khi đăng ký bản quyền tác giả

Tầm quan trọng quyền tác giả

Quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; quyền khai thác và sử dụng tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền tác giả rất quan trọng để bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình, trong đó có thể kể đến một số lợi ích cụ thể sau:

- Tránh trường hợp sao chép, xuyên tạc, xâm phạm tác phẩm.

- Ngăn chặn hành vi chiếm đoạt, sử dụng, khai thác vì mục đích thương mại một cách trái phép.

- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ chứng minh quyền tác giả thuộc về chủ sở hữu đăng ký bản quyền tác giả khi có tranh chấp phát sinh.

- Giúp chủ sở hữu có quyền tự định đoạt tác phẩm của mình bao gồm quyền khai thác, sử dụng, chuyển nhượng và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Sau khi đăng ký bản quyền tác giả bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm một cách hợp pháp.

Trên giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ có ghi nhận các thông tin về nhân thân của (các) tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, tên tác phẩm, loại hình tác phẩm và ngày đăng ký của tác phẩm. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định thời điểm tác giả đã hoàn thành tác phẩm và đã có nộp bản lưu ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

>Xem thêm: Chi tiết về điều kiện đăng ký bản quyền tác giả cùng công ty Luật ACC

12. Quyền tác giả được bảo hộ đối với quyền nhân thân và quyền tài sản

Theo Điều 27 Luật SHTT, quyền tác giả được bảo hộ đối với quyền nhân thân và quyền tài sản

- Quyền nhân thân: được bảo hộ vô thời hạn bao gồm quyền Đặt tên cho tác phẩm; quyền Đứng tên trên tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (trừ quyền công bố tác phẩm).

-  Quyền tài sản: thời hạn bảo hộ được quy định tùy thuộc vào từng loại hình tác phẩm. Theo đó, Điểm a khoản 2 Điều 27 Luật SHTT quy định thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng và tác phẩm khuyết danh là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Nếu không rơi vào các loại hình vừa kể trên thì tác phẩm được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết (điểm b). 

13. Phân biệt các hình thức tác giả khác nhau

Tác giả

Tác giả là những người bằng trí tuệ của mình trực tiếp tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện dưới dạng vật chất nhất định.

Đồng tác giả

Đồng tác giả là những người cùng trực tiếp tham gia sáng tạo ra một tác phần hoặc toàn bộ tác phẩm.

Người không phải là tác giả

Tổ chức, cá nhân hỗ trợ, góp ý kiến, cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.

Tác giả tác phẩm phái sinh

Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác bao gồm: tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh: quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

14. Ai có quyền đăng ký quyền tác giả?

  • Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm, chủ sở hữu tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam như trên.
  • Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.

Khi tiến hành nộp đơn đăng ký cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký.

Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam sẽ ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.

15. Các tác phẩm có thể thực hiện đăng ký quyền tác giả

Các tác phẩm có thể thực hiện đăng ký quyền tác giả

Các tác phẩm có thể thực hiện đăng ký quyền tác giả

 

Theo quy định mới nhất tại Điều 6 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ quy định các loại hình tác phẩm như sau:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
  • Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
  • Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
  • Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
  • Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
  • Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.
  • Tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục.
  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.
  • Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.
  • Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc.
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
  • Ngoài ra còn có quy định đăng ký Tác phẩm phái sinh.

>>>Tìm hiểu thêm về: Cách đăng ký bản quyền tác giả Youtube

16. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Công ty Luật ACC

Mẫu giấy đăng ký bản quyền

Mẫu giấy đăng ký bản quyền

Hiện nay có rất nhiều các công ty luật, văn phòng luật có hỗ trợ việc đăng ký bản quyền tác giả tuy nhiên công ty luật ACC luôn là sự lựa chọn ưu tiên cho khách hàng vì chúng tôi có những lý do sau:

-   Kinh nghiệm: đây là điều tiên quyết để ACC trở thành một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả nói riêng và đăng ký sở hữu trí tuệ nói chung.

-   Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả. Vì vậy, chúng tôi tin chắc rằng nếu bạn đang có bất kỳ vướng mắc nào hoặc muốn được hỗ trợ đăng ký bản quyền tác giả hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tuyệt đối.

-   Chi phí hợp lý: Chúng tôi đặt sự hài lòng của khách hàng lên đầu vì chúng tôi biết rằng để có thể trở thành những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đăng ký bản quyền tác giả là niềm tin. Vì thế, chúng tôi hỗ trợ đăng ký bản quyền tác giả với mức phí ưu đãi và cạnh tranh nhất

-   Uy tín: chúng tôi cam kết rằng sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của công ty luật ACC chúng tôi sẽ không ép buộc khách hàng sử dụng bất kì dịch vụ nào của chúng tôi nhằm trục lợi như các công ty khác.

>Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cùng Công ty Luật ACC

17. Căn cứ phát sinh về quyền tác giả

Quyền tác giả được bảo hộ khi thỏa mãn 02 điều kiện:

  • Có tính định hình (fixation): Thể hiện dưới dạng vật chất nhất định.
  • Có tính nguyên gốc (originality): Được hiểu là do chính tác giả sáng tạo ra tác phẩm.

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

>>>Nếu các bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán hãy đọc bài viết và liên hệ với ACC: Dịch vụ kiểm toán trọn gói, chuyên nghiệp

18. Xin cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả ở đâu?

Chủ sở hữu, tác giả xin cấp GCN quyền tác giả cho tác phẩm liên hệ

✔ Phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.

✔ Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086.

✔ Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967.

>>>Tìm hiểu về cục bản quyền tác giả qua bài viết: Thông tin cần biết về cục bản quyền tác giả

19. Mọi người cũng hỏi

Đăng ký bản quyền là gì?

Đăng ký bản quyền là quá trình hợp pháp giúp chủ sở hữu bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của họ đối với các sản phẩm sáng tạo như phần mềm máy tính, ứng dụng điện thoại, game, và nhiều loại tác phẩm khác. Việc đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính được xem là một cách quan trọng để bảo hộ bản quyền tác giả.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bao lâu?

15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Cần tra cứu bản quyền tác giả trước khi nộp đơn đăng ký không? 

Việc tra cứu bản quyền tác giả trước khi nộp đơn đăng ký là cần thiết. Bởi lẽ, việc tra cứu sẽ giúp các chủ thể xác định được tác phẩm của mình có bị trùng hay đang có vấn đề tranh chấp phát sinh với một bên nào không.

Cá nhân có thể nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả được không?

Bất kỳ cá nhân nào có tác phẩm muốn bảo hộ bản quyền tác giả và đáp ứng đủ điều kiện pháp luật Sở hữu trí tuệ quy định thì đều có quyền đăng ký bản quyền tác giả để bảo hộ tác phẩm của mình.

Cơ quan nào thực hiện đăng ký bản quyền tác giả?

Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bài viết trên đây công ty luật ACC đã đưa đến cho bạn các thông tin về đăng ký bản quyền tác giả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mặt hoặc khó khăn nào hãy liên hệ với chúng tôi qua facebook, zalo hoặc hotline chúng tôi có đội ngũ nhân viên tư vấn 24/7.

ACC xin cảm ơn quý khách đã ủng hộ dịch vụ pháp lý từ Công ty Luật ACC trong suốt thời gian qua.

✅ Dịch vụ:

⭕ Đăng ký bản quyền

✅ Kinh nghiệm:

⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm

✅ Năng lực:

⭐ Chuyên viên trình độ cao

✅ Cam kết:

⭕ Thủ tục nhanh gọn

✅ Hỗ trợ:

⭐ Toàn quốc

✅ Hotline:

⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1120 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo