Hồ sơ, thủ tục, quy trình và điều kiện đăng ký bản quyền hình ảnh (Cập nhật 2023)

Hành vi vi phạm bản quyền nói chung và bản quyền hình ảnh nói riêng trên những trang mạng xã hội lớn như Facebook, Google hiện nay xảy ra rất nhiều, nó đã tồn tại rất lâu từ khi có Internet và mạng xã hội, không chỉ giới hạn ở các hình ảnh được chia sẻ mà còn rất nhiều nội dung khác như video, văn bản, phần mềm…

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, có nhiều nội dung và hình ảnh được các cá nhân cũng như tổ chức chia sẻ rộng rãi, công khai với nhiều mục đích khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội facebook, những nội dung, hình ảnh sau khi đưa lên mạng rất dễ bị sao chép, copy, sửa đổi thông tin để sử dụng với mục đích xấu, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cá nhân và tổ chức. Vậy nên, các tác giả nên đăng ký bản quyền hình ảnh trên facebook, Google để được bảo hộ theo luật Sở hữu trí tuệ.

Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh trên mạng xã hội như thế nào thì các bạn hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh
Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

1. Tìm hiểu về bản quyền hình ảnh

Bản quyền hình ảnh được hiểu là việc ghi nhận quyền tác giả đối với những tấm hình được nhiếp ảnh gia chụp lại nhằm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác (tham khảo điểm h Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

  • Ở hầu hết các quốc gia, bản quyền là quyền hợp pháp bảo hộ tác phẩm gốc của tác giả. Thông thường, nếu bạn tạo một trong các tác phẩm đó, bạn sẽ có bản quyền từ thời điểm tạo tác phẩm.
  • Bản quyền bảo hộ nhiều loại tác phẩm khác nhau, bao gồm:
    • Hình ảnh: video, phim, nội dung phát sóng và chương trình truyền hình, trò chơi điện tử, tranh, ảnh
    • Âm thanh: bài hát, tác phẩm âm nhạc, bản ghi âm, bản ghi âm lời nói
    • Văn bản: sách, kịch bản, bản thảo, bài báo, văn bản nhạc.
    • Chỉ những tác phẩm gốc mới đủ điều kiện được bảo hộ bản quyền. Một tác phẩm phải do chính tác giả tạo ra, đồng thời phải có mức độ sáng tạo tối thiểu thì mới đủ điều kiện là tác phẩm gốc được bảo hộ bản quyền.
    • Những nội dung như tên gọi, tiêu đề, khẩu hiệu hoặc những cụm từ ngắn không được xem là tác phẩm gốc để được bảo hộ bản quyền. Ví dụ: ký hiệu “+” có thể không có bản quyền, nhưng một bức tranh với vô số hình dạng và màu sắc của ký hiệu này được sắp xếp theo mẫu độc đáo thì có khả năng được bảo hộ bản quyền.
    • Bản quyền không bảo hộ sự việc hoặc ý tưởng, nhưng có thể bảo hộ từ ngữ hoặc hình ảnh gốc diễn đạt sự việc hoặc ý tưởng đó. Điều này có nghĩa là bạn có thể diễn đạt ý tưởng hoặc sự việc giống với ý tưởng hoặc sự việc của tác giả khác, với điều kiện bạn không sao chép cách diễn dạt của họ. Ví dụ: một nhà soạn kịch không thể có bản quyền đối với ý tưởng về một người đàn ông thức dậy để bắt đầu một ngày như mọi ngày, nhưng kịch bản cho vở kịch hoặc bộ phim diễn đạt ý tưởng đó có thể có bản quyền.
    • Hình ảnh trên facebook ở đây là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện thế giới quan bằng vật liệu bắt sáng hoặc là những kỹ thuật, phương tiện hiện đại khác như hóa học, điện tử tạo ra hình ảnh sắc nét, sinh động.
  • Người tạo ra nguyên tác sẽ sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Ví dụ: nếu bạn tạo ra một bức tranh, bạn có thể sở hữu bản quyền đối với bức tranh đó. Tương tự, nếu bạn chụp một bức ảnh thì bạn cũng có thể sở hữu bản quyền đối với bức ảnh đó.
  • Có những trường hợp bạn cho rằng mình nắm bản quyền đối với một tác phẩm sáng tạo nhưng không phải vậy. Ví dụ:
    • Nếu bạn xuất hiện trong ảnh hoặc video, điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn sở hữu bản quyền đối với ảnh hoặc video đó.
    • Nếu bạn chụp ảnh một ngôi nhà, điều đó không có nghĩa là bạn có quyền ngăn người khác chụp ảnh ngôi nhà đó.
    • Trường hợp bạn tạo tác phẩm như một phần trách nhiệm của công việc, có thể bạn không là chủ sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Thay vào đó, có những trường hợp luật pháp sẽ xem công ty bạn là "tác giả" của tác phẩm đó vì mục đích bản quyền.

2. Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Nên đăng ký bản quyền hình ảnh bởi những lý do sau đây

Thứ nhất, khi đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và đăng ký sở hữu trí tuệ hình ảnh nói riêng, tổ chức, cá nhân sẽ có tư cách chủ sở hữu đối với đối tượng đã đăng ký và được thực hiện các quyền:

  • Trực tiếp sử dụng đối tượng đã đăng ký, đảm bảo quyền lợi;
  • Có thể chuyển giao quyền của mình cho người khác nhằm mục đích sinh lợi;
  • Có căn cứ dễ dàng chứng minh quyền của mình và hành vi xâm phạm của chủ thể khác, từ đó yêu cầu cơ quan nhà nước có biện pháp xử lý thích đáng, kịp thời;

Thứ hai, so với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiêp,…), đăng ký bản quyền hình ảnh có một số ưu điểm nổi bật:

  • Thời hạn bảo hộ kéo dài: tùy vào loại hình tác phẩm đăng ký, thời hạn bảo hộ có sự khác nhau nhưng nhìn chung so với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, tác phẩm thường được bảo hộ khá dài, thậm chí có thể bảo hộ ngay cả khi tác giả đã qua đời;
  • Chủ sở hữu (tác giả) không chỉ có các quyền tài sản mà còn có các quyền nhân thân như đặt tên cho tác phẩm, sử dụng tên thật hoặc bút danh công bố, tự mình công bố hoặc cho phép người khác công bố, phát hành với số lượng bản sao nhất định, bảo vệ tính toàn vẹn, nguyên gốc của tác phẩm.

Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Tác giả, chủ sở hữu là các cá nhân, tổ chức tự nộp hoặc có thể ủy quyền cho một đơn vị khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bản quyền hình ảnh cho Cục bản quyền tác giả tại Hà Nội. Ngoài ra còn có các văn phòng giao dịch cục bản quyền tác giả tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh để các tác giả ở miền nam, miền trung dễ dàng thực hiện các thủ tục đăng ký.

Hồ sơ đăng ký bản quyền hình ảnh trên facebook gồm

  • 02 bản sao tác phẩm được in trên khổ giấy A4;
  • 01 tờ khai để đăng ký quyền tác giả;
  • Văn bản ủy quyền đối với người nộp không phải là tác giả mà đã được tác giả ủy quyền;
  • Văn bản chứng minh quyền nộp đơn trong trường hợp người nộp đơn được thụ hưởng quyền đó do được thừa kế hoặc chính tác giả chuyển giao.
  • Tác phẩm có nhiều tác giả thì cần bổ sung thêm văn bản đồng ý của các tác giả;
  • Tác phẩm thuộc quyền sở hữu chung hoặc nhiều người sở hữu thì cần có tài liệu chứng minh sự đồng thuận của các chủ sở hữu đó.

Trên đây là những tư vấn của ACC về thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1025 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo