Quy trinh đăng kiểm máy xúc [Chi tiết 2024]

Máy xúc, còn gọi là máy đào, là một loại máy móc cơ giới sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong xây dựng, khai khoáng. Máy xúc là một loại máy đào một gầu, có thể coi là "xẻng máy", dùng một cơ cấu tay cần gắn liền với gầu đào, thực hiện thao tác đào, xúc, múc, đổ đất đá rời hay liền thổ và các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng rời (có thể vận chuyển trong cự ly ngắn hoặc rất ngắn). Trong xây dựng, máy xúc là một loại máy xây dựng chính trong công tác đất, ngoài ra nó còn tham gia vào các công tác giải phóng mặt bằng, phá dỡ công trình, bốc xếp vận chuyển vật liệu. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Quy trinh đăng kiểm máy xúc [Chi tiết 2023] Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

Hop-dong-mua-ban-may-xuc-300x200

Quy trinh đăng kiểm máy xúc

1. Khái niệm về đăng kiểm

Đăng kiểm xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành phố đều có 1 hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Công việc đăng kiểm sẽ gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác.

2. Tác dụng của việc đăng kiểm

Có thể nói, mục đích quan trọng nhất của việc đăng kiểm đó là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải. Điều này cũng nhằm giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn đối với bản thân cũng như cho những người xung quanh bạn.

Đăng kiểm xe ô tô là việc làm cần thiết và bắt buộc. Đừng sợ tốn chút ít phí hay mất thời gian mà bỏ qua việc đăng kiểm xe này để rồi có thể gây nguy hại cho người tham gia giao thông hoặc bị xử phạt khi công an tuýt còi.

3. Các bước trong việc đăng kiểm

Dưới đây là tuần tự đăng kiểm thực tiễn tại các trung tâm đăng kiểm:
Bước 1. Kiểm tra biển số xe có được gắn chắc chắn hay chưa.
Bước 2. Lau số máy và tìm số khung.
Bước 3. Kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, phanh trợ lái xem có gì bất ổn.
Bước 4. Kiểm tra 4 bánh xe có bị mòn, dính đinh, đủ áp xuất.
Bước 5. Kiểm tra hệ thống đèn trên xe có bị hư hỏng.
Bước 6. Kiểm tra cần gạt nước, phun nước có hoạt động tốt.
Bước 7. Kiểm tra bảng đồng hồ.
Bước 8. Hệ thống dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở.
Bước 9. Phanh tay có làm việc tốt.
Bước 10. Bảo dưỡng xe.

4. Quy trình đăng kiểm máy xúc [Chi tiết 2023]

a. Hồ sơ đăng kiểm xe nâng

Trước hết, bạn cần lưu ý, nghị định 187 cấm nhập xe nâng, máy xúc… có số khung, số máy bị dập lại, cho dù là xe cũ hay mới. Nếu cố ý hoặc vô ý nhập về sẽ không làm được đăng kiểm, và hải quan sẽ tịch thu ngay.

Theo quy định tại Điều 4 - Thông tư 41/2011/TT-BGTVT, bạn cần chuẩn bị hồ sơ về Đăng kiểm xe máy chuyên dùng như sau:

  1. Giấy đăng ký đăng kiểm, theo mẫu: 1 bản chính gồm 3 trang, ký đóng dấu vào chỗ người nhập khẩu, và đóng dấu giáp lai 2 trang đầu.
  2. Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
  3. Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu: 1 bản chính (theo mẫu).
  4. Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất (Certificate of Quality - C/Q)
  5. Tài liệu kỹ thuật

Trường hợp là xe cũ, không có C/Q hay tài liệu kỹ thuật, thì bạn nên hỏi cán bộ đăng kiểm để được làm công văn trình bày. Sau khi kiểm tra thực tế sẽ trả sau cũng được.

Các bước thực hiện như sau:

b. Các bước làm thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu

Bước 1: Làm hồ sơ như tôi vừa nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội kiểm tra chất lượng xe cơ giới – thuộc Chi cục đăng kiểm nào bạn thấy thuận tiện. Xem danh sách địa điểm các đội đăng kiểm tại đây.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận sẽ xem hồ sơ. Nếu hồ sơ sai, hoặc thiếu, thì bạn bổ sung chỉnh sửa. Khi đã đầy đủ, hợp lệ, thì cán bộ sẽ hẹn bạn giờ quay lại lấy số đăng ký. Ở Hải Phòng bên tôi đi làm thì thường đợi một buổi, chẳng hạn: sáng nộp chiều lấy.

Bước 4: Nhận Giấy đăng ký đã được cấp số và có dấu xác nhận của Đăng kiểm, cùng Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu (để sau tính lệ phí đăng kiểm).

Bước 5: Bạn scan giấy đăng ký để truyền cùng tờ khai hải quan. Sau đó nộp giấy này cùng bộ hồ sơ hải quan. Khi cán bộ hải quan xem xong và đồng ý cho hàng về kho bảo quản thì bố trí kéo hàng về, và lấy tờ khai “tạm giải phóng”. Khi kéo hàng về kho (hoặc để hàng luôn tại bãi cảng, nếu không cần tạm giải phóng), cần khẩn trương lắp đặt chạy thử để xe sẵn sàng cho kiểm tra đăng kiểm. Đồng thời tìm vị trí và kiểm tra lại số khung số máy để đảm bảo tính chính xác (sai là toi đấy!).

Bước 6: Mời kiểm tra thực tế - bạn nộp cho cơ quan Đăng kiểm 1 bản chụp tờ khai hải quan và Giấy đăng ký thay đổi địa điểm thời gian kiểm tra (trang 3 Giấy đăng ký nêu trên). Khi Đội đăng kiểm phân cán bộ xong sẽ thông báo cho bạn qua điện thoại ngày giờ dự kiến, và số điện thoại cán bộ kiểm tra hiện trường. Tốt nhất là bên bạn thu xếp phương tiện đưa đón cán bộ cho nhanh, vì nếu để họ thu xếp đến địa điểm ở xa thì phải chờ bố trí mất khá lâu thời gian (xe công vụ không có sẵn mà).

Bước 7: Khi cán bộ đăng kiểm đến kiểm tra hiện trường, bạn cần bố trí người có thể vận hành thử máy trơn tru, chỉ chỗ số khung số máy để chụp ảnh. Đồng thời, bạn cũng có thể quan tâm một chút với cán bộ hiện trường để công việc được nhanh chóng, vui vẻ.

Bước 8: Chờ kết quả đăng kiểm, thường sau 7-10 ngày làm việc. Khi có kết quả, bạn đến nộp lệ phí và lấy kết quả (thường có 3 liên). Nộp kết quả, liên dùng để thông quan, cho hải quan để hoàn tất việc thông quan hàng hóa.

Trên đây là những nội dung về Quy trình đăng kiểm máy xúc [Chi tiết 2023] do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo