Dân tộc thiểu số là gì? Những điều cần biết

Chắc chắn trong chúng ta ai ai cũng đã từng nghe qua cụm từ “dân tộc thiểu số”. Nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ dân tộc thiểu số là gì? Khi đặt ra câu hỏi này, chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời rất hết sức chung chung và không rõ ràng. Do đó, hãy cùng ACC tìm hiểu câu trả lời dân tộc thiểu số là gì và cùng tìm hiểu những thông tin liên quan tới dân tộc thiểu số nhé!

dan-toc-thieu-so-la-gi
Dân tộc thiểu số là gì

1. Dân tộc là gì?

Theo Wikipedia, theo nghĩa rộng, dân tộc là “cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc”.

Theo nghĩa hẹp, dân tộc chỉ nhóm xã hội được phân loại dựa trên nhiều nét chung như di sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ.

Đất nước Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em trải dài khắp lãnh thổ từ Bắc vào Nam. 54 dân tộc mang năm tư màu sắc, giá trị văn hóa khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú tuyệt vời cho đất nước.

Trong 54 dân tộc anh em, dân tộc Kinh chiếm số lượng nhiều nhất và những dân tộc còn lại được gọi là dân tộc thiểu số. Vậy dân tộc thiểu số là gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ở phần dưới nhé!

2. Dân tộc thiểu số là gì?

Khái niệm dân tộc thiểu số đã được quy định cụ thể, chi tiết tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc như sau: 

Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo quy định trên, có thể hiểu, dân tộc thiểu số là những dân tộc có số lượng ít, chiếm tỉ lệ phần trăm nhỏ trên tổng số dân tộc cả nước. Thông thường, phần lớn dân tộc thiểu số đều sinh sống và tập trung tại những khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới hoặc những khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn và những vấn đề về giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người dân tại nơi đó còn gặp rất nhiều hạn chế.

3. Đặc trưng của dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc tìm hiểu dân tộc thiểu số là gì, hãy cùng tìm hiểu một số nét đặc trưng của dân tộc thiểu số

Dân tộc thiểu số tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng lại chính là những người lưu giữ được những bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, đa dạng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất nước.

- Thường sống ở những vùng sâu vùng xa, vùng núi chạy dài từ Bắc vào Nam tại Việt Nam.

- Mỗi dân tộc thiểu số đều sở hữu và sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc đó. Ngoài ra, những dân tộc đó có thể sử dụng tiếng phổ thông là tiếng Kinh, tuy nhiên, ngôn ngữ chính giữa những người dân tộc giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng của dân tộc đó như tiếng Mông, tiếng Dao, tiếng Tày, tiếng Nùng… những ngôn ngữ dân tộc đa dạng cũng đem lại và tạo nét đặc sắc, đặc trưng, riêng biệt của giá trị văn hóa truyền thống đất nước Việt Nam.

- nền kinh tế của dân tộc thiểu số hiện còn rất nhiều hạn chế bởi do những đặc trưng về địa điểm sống của những dân tộc này thường tập trung sống tại những bản làng, xã, thị trấn biệt lập với cộng đồng và nhiều người dân tộc hiện nay còn sống tại những vùng sâu, vùng xa vùng núi nên sự thu hút đầu tư phát triển cũng vô cùng hạn chế. Nhà nước cũng đã có những chính sách, kế hoạch phát triển và dành những ưu đãi, ưu tiên đối với dân tộc thiểu số để đảm bảo họ có một đời sống phát triển, tốt hơn. Ngoài ra, việc địa bàn và nơi sinh sống của dân tộc thiểu số hiện nay đã có sự xen kẽ và giao thoa với những nền văn hóa khác nhau, nên thu hút được sự đầu tư kinh tế tốt hơn.

4. Những câu hỏi thường gặp.

Vai trò của người dân tộc thiểu số?

Người dân tộc thiểu số giữ vị trí vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc dựng nước, giữ nước cũng như phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng đất nước hiện nay. Với sự phân bổ rộng khắp mọi miền tổ quốc đặc biệt là vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo đã đảm bảo lãnh thổ đất nước được gìn giữ trọn vẹn tránh các thế lực thù địch nước ngoài xâm chiếm.

Bên cạnh đó với sự đa dạng trong văn hóa phong tục tập quán đã tạo nên sự đa dạng trong văn hóa nước ta, tạo cho Việt Nam đa dạng bản sắc văn hóa với nhiều di sản quý được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, quốc tế cần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Không chỉ vậy việc thường xuyên là các đối tượng hướng đến chống phá đất nước nên nhận thức vai trò trách nhiệm của người dân tộc thiểu số càng quan trọng và có ý nghĩa gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc.

Những dân tộc thiểu số tiêu biểu tại Việt Nam?

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với  78,32 triệu người. 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước.

Mặc dù Việt Nam ủng hộ Tuyên bố về quyền của người bản địa (UNDRIP), Chính phủ không đồng nhất khái niệm người dân tộc thiểu số với người bản địa. Thay vào đó, Chính phủ dùng thuật ngữ “dân tộc thiểu số” để chỉ chung cho những người không thuộc dân tộc Kinh, thể hiện chủ trương “thống nhất trong đa dạng” của Chính phủ.

Giữa các DTTS cũng có rất nhiều khác biệt. Trong số đó, người Hoa (dân tộc Hán) có nhiều đặc điểm văn hóa tương đồng với văn hóa Việt Nam, và họ cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, người Hoa thường không được ghi nhận là một “dân tộc thiểu số” ở Việt Nam. Các dân tộc khác, ví dụ như dân tộc H’Mông và dân tộc Nùng chủ yếu sống dựa vào trồng trọt và duy trì đời sống văn hóa gắn liền với những khu rừng. Các DTTS cũng được phân chia theo hệ ngôn ngữ. Ngôn ngữ của các dân tộc Việt Nam được chia làm 8 nhóm: Việt – Mường, Tày – Thái, Môn – Khmer, Mông – Dao, Ka đai, Nam đào, Hán và Tạng. 96% các dân tộc thiểu số nói tiếng mẹ đẻ của họ.

Một số định nghĩa khác về dân tộc?

Dân tộc có thể chỉ một cộng đồng người chia sẻ một ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc, nguồn gốc, hoặc lịch sử. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ những người có chung lãnh thổ và chính quyền (ví dụ những người trong một quốc gia có chủ quyền) không kể nhóm sắc tộc.

Trong trường hợp gắn liền với một quốc gia dân tộc, dân tộc còn được gọi là quốc dân. "Dân tộc" mang nhiều nghĩa và phạm vi nghĩa của thuật ngữ thay đổi theo thời gian.

Hầu hết mọi dân tộc sống trong một lãnh thổ cụ thể gọi là quốc gia. Một số dân tộc khác lại sống chủ yếu ngoài tổ quốc của mình. Một quốc gia được công nhận là tổ quốc của một dân tộc cụ thể gọi là "nhà nước - dân tộc". Hầu hết các quốc gia hiện thời thuộc loại này mặc dù vẫn có những tranh chấp một cách thô bạo về tính hợp pháp của chúng. Ở các nước có tranh chấp lãnh thổ giữa các dân tộc thì quyền lợi thuộc về dân tộc nào sống ở đó đầu tiên. Đặc biệt ở những vùng người châu Âu định cư có lịch sử lâu đời, thuật ngữ "dân tộc đầu tiên" dùng cho những nhóm người có chung văn hóa cổ truyền, cùng tìm kiếm sự công nhận chính thức hay quyền tự chủ.

Tác động của luật?

Có nhiều khác biệt về chính sách, luật pháp và các quy định liên quan đến quyền sở hữu đất đai và rừng giữa các tỉnh thành trên cả nước. Điều này ảnh hưởng đến phụ nữ DTTS. Theo truyền thống, họ được coi là những người lưu giữ tri thức về người bản xứ cũng như những người bảo vệ rừng, tuy nhiên vai trò này không được ghi nhận trong luật. Hệ thống đăng ký thông tin đất đai chỉ mới bắt đầu (năm 2014) quy định cần cả tên của vợ và chồng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kể cả khi có tên trên các văn bản này, nhiều phụ nữ thừa nhận họ thiếu tự tin khi đưa ra những quyết định liên quan đến sử dụng đất. 

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm dân tộc thiểu số là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

·   Hotline: 19003330

·   Zalo: 084 696 7979

·   Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (901 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo