Quy trình dán nhãn năng lượng máy biến áp 2024

Máy biến áp phân phối là thiết bị điện công nghiệp phải dán nhãn năng lượng theo quy định pháp luật. Bài viết của ACC cung cấp quy trình dán nhãn năng lượng máy biến áp theo quy định pháp luật hiện hành.

Thực hiện Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu một số thiết bị công nghiệp sử dụng năng lượng bắt buộc phải dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Trong đó, nhóm thiết bị công nghiệp gồm máy biến áp phân phối và động cơ điện là đối tượng thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc. Quy định này nhằm khuyến khích người tiêu dùng nhận diện và lựa chọn các sản phẩm tiết kiệm năng lượng trong dân dụng.

Theo quy định về lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với nhóm thiết bị công nghiệp, máy biến áp phân phối ba pha là đối tượng phải bắt buộc dán nhãn năng lượng. Như vậy, không phải loại máy biến áp nào cũng thuộc phạm vi quy định này. Trên thị trường có những loại máy biến áp nào? Máy biến áp phân phối là gì? Máy biến áp phân phối ba pha là gì? Quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng như thế nào? Hãy cùng ACC giải đáp các thắc mắc này.

"Quy

Quy trình dán nhãn năng lượng máy biến áp

1. Máy biến áp phân phối là gì?

Trước hết, máy biến áp (hay còn gọi là máy biến thế) là một thiệt bị điện tĩnh được sử dụng để truyền tải điện năng từ một mạch điện này đến một mạch điện khác mà không thay đổi tần số. Máy biến áp được vận hành bằng nguồn xoay chiều AC và làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Hiện nay, có nhiều cách phân loại máy biến áp, tùy thuộc vào mục đích, cách sử dụng, cấu trúc cấu tạo của máy. Theo chức năng, máy biến áp phân phối còn gọi là máy biến áp tiêu thụ, có chức năng và nhiệm vụ chuyển nguồn điện trung thế hạ áp xuống điện áp sử dụng được cho các thiết bị gia dụng, thiết bị công nghiệp. Loại máy này điều chỉnh điện áp tốt và có thể hoạt động 24h/ngày với hiệu quả tối đa ở 50% tải. Vì vậy, máy biến áp phân phối được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện dân dụng trong sinh hoạt.

2. Phạm vi áp dụng dán nhãn năng lượng đối với máy biến áp

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8525:2015 thay thế TCVN 8525:2010 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, máy biến áp phân phối là máy biến áp có:

  • Điện áp đầu vào danh định nhỏ hơn hoặc bằng 35 kV;
  • Điện áp đầu ra danh định nhỏ hơn hoặc bằng 0,4 kV;
  • Làm việc ở lưới điện có tần số danh định 50 Hz.

"Quy

3. Quy định pháp luật về dán nhãn năng lượng máy biến áp phân phối

3.1 Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng tối thiểu trước khi dán nhãn năng lượng máy biến áp

Máy biến áp phải được thử nghiệm theo TCVN 8525-2015.

3.2 Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy biến áp

Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng máy biến áp bao gồm:

  • Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng máy biến áp.
  • Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng do tổ chức thử nghiệm cấp cho từng model Máy biến áp.
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến (Nhãn năng lượng áp dụng cho máy biến áp là nhãn xác nhận khi các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với quy định trong TCVN 8525:2015 và mức hiệu suất năng lượng đạt mức cao tương ứng)
  • Các giấy tờ liên quan khác.

3.3 Thời gian và lệ phí thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng máy biến áp

Thời gian thực hiện: Không mất thời gian chờ giải quyết thủ tục hành chính.

Lệ phí: Không có.

4. Trình tự, thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng

Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký

Trước khi đưa máy biến áp ra thị trường, cơ sở sản xuất, nhập khẩu máy biến áp đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng như trên và gửi về Bộ Công Thương.

Bước 2: Đăng ký

Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức:

  • Gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương theo địa chỉ http://nhannangluong.dvctt.gov.vn

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp ưu tiên thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn trực tuyến để giảm thiểu thời gian và chi phí của doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng, cũng như thuận lợi trong quản lý nhà nước.

  • Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương theo địa chỉ 54 Hai Bà Trưng, Phòng 307, Nhà B, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bước 3: Sau đăng ký

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, cơ sở sản xuất, nhập khẩu được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng máy biến áp đã đăng ký.

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

Trên đây là thông tin ACC cung cấp về quy trình dán nhãn năng lượng cho máy biến áp theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu cần hỗ trợ thông tin chi tiết hoặc giải đáp thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi. ACC rất hân hạnh được cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý đến khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (768 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo