Dán Nhãn Năng Lượng Chấn Lưu Điện Từ, Điện Tử Đèn Huỳnh Quang (Cập nhật 2024)

Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm. Hiện nay theo quy định thì tất cả những sản phẩm nằm trong danh mục cần dán nhãn năng lượng cho thiết bị điện gia dụng thì bắt buộc phải thực hiện nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định. Trong đó sản phẩm chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang là sản phẩm nằm trong danh mục trên nên ngoài việc công bố hợp quy ra còn cần phải thực hiện dán nhãn năng lượng theo quy định

Dán Nhãn Năng Lượng Chấn Lưu Điện Từ, Điện Tử Đèn Huỳnh Quang
Dán Nhãn Năng Lượng Chấn Lưu Điện Từ, Điện Tử Đèn Huỳnh Quang

1. Cơ sở pháp lý

  • Quyết định số 04/2017/QD-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ - Quy định danh mục phương tiện,thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
  • Thông tư số 36/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương - Quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị do Bộ Công thương quản lý.
  • TCVN 7897:2013 - Chấn lưu điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang - Hiệu suất năng lượng. Chấn lưu tích hợp sẵn trong đèn huỳnh quang không thuộc phạm vi điều chỉnh của Tiêu chuẩn này

2. Đối tượng áp dụng:

  • Các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang
  • Các tổ chức thử nghiệm tha gia thử nghiệm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng chấn lưu điện từ, điện tử đèn huỳnh quang
  • Các cơ quan quản lý hoạt động dán nhãn năng lượng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

3. Hồ sơ cần thiết đăng ký dán nhãn năng lượng

  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng chấn lưu điện từ, điện tử đèn huỳnh quang, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu (Phụ lục 1 Thông tư 36/2017/TT-BCT)
  • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệp cấp cho model sản phẩm
    • Doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị, số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm.
    • Kết quả thử nghiệm là cơ sở để dán nhãn năng lượng cho sản phẩm có cùng model cùng thông số kỹ thuật, cùng xuất xứ và cùng cơ sở sản xuất. Kết quả thử nghiệm có hiệu lực vô thời hạn, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong kết quả thử nghiệm hoặc có sai phạm, vi phạm của tổ chức thử nghiệm.
  • Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng chấn lưu điện từ, điện tử đèn huỳnh quang được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến
  • Đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng
  • Chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng với nhà cung cấp ở nước ngoài (đối với hàng hóa nhập khẩu)
  • Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
  • Quy trình quản lý kho sản phẩm.
  • Chứng nhận iso 9001 (nếu có)

4. Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng chấn lưu điện từ, điện tử đèn huỳnh quang đến Bộ Công Thương
  • Bước 2: Doanh nghiệp được tự thực hiện đánh giá dán nhãn năng lượng chấn lưu điện từ, điện tử đèn huỳnh quang phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đăng ký. (Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng chấn lưu điện từ, điện tử đèn huỳnh quang và thông tin hiển thị trên nhãn năng lương).
  • Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận
  • Bước 4: Kiểm tra hàng năm. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp.
  • Lưu ý: Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương.

5. Thông tin cơ bản của nhãn năng lượng chấn lưu điện từ, điện tử đèn huỳnh quang

  • Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
  • Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
  • Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
  • Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng
  • Thông tin khác

6. Lợi ích mang lại:

  • Đối với nhà sản xuất : Tạo niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp đồng thời tăng ưu thế cạnh tranh.
  • Đối với người tiêu dùng: Sử dụng sản phẩm chất lượng đúng tiêu chuẩn mà không phải lo lắng về mức độ ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của mình.
  • Đối với cơ quan kiểm soát : Dễ dàng trong quá trình kiểm tra chất lượng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1070 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo