Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người. Một trong các cách phổ biến là phân loại dân chủ theo tính đại diện. Theo đó, dân chủ được chia thành hai loại: trực tiếp và gián tiếp (hay đại diện). Vậy dân chủ trực tiếp là gì? Lấy ví dụ. Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau của ACC:
1. Dân chủ trực tiếp là gì?
Dân chủ trưc tiếp là một trong hai hình thức chính của dân chủ. Với dân chủ trực tiếp, người dân tự mình quyết định các luật lệ và chính sách quan trọng của cộng đồng và đất nước. Chính vì vậy, dân chủ trực tiếp còn được gọi là dân chủ đích thực và được xem là biểu hiện cho chính quyền của dân, do dân và vì dân.
2. Ưu điểm và nhược điểm của dân chủ trực tiếp
- Ưu điểm: Mọi thành viên của cộng đồng đều có quyền đưa ra quyết định về những vấn đề quan trọng của đất nước. Tất cả mọi người đều được tiếp cận thông tin và có cơ hội hiểu biết.
- Nhược điểm: Với quy mô dân số ở các quốc gia hiện nay thì việc thu thập ý kiến của tất cả người dân trở nên không tưởng và không phải ai cũng có trình độ chuyên môn để có thể đưa ra ý kiến về những vấn đề quan trọng của đất nước.
3. Một số ví dụ về dân chủ trực tiếp
- Bầu cử
- Trưng cầu ý dân
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
- Đối thoại trực tiếp giữa nhân dân với cơ quan nhà nước
Trên đây là nội dung giải đáp của Công ty Luật ACC về dân chủ trực tiếp là gì? Lấy ví dụ về dân chủ trực tiếp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận