Trong lĩnh vực hàng hải nói chung và hoạt động khai tác tàu biển nói riêng có rất nhiều các dịch vụ liên quan. Để thực hiện những dịch vụ đó, đại lý tàu biển là gì là một hình thức phổ biến được nhiều người sử dụng. Vậy pháp luật quy định về dịch vụ này như thế nào? Nội dung và nguyên tắc thực hiện ra sao? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây thông qua những quy định pháp luật mới nhất được chúng tôi cập nhật hiện hành.
![Đại lý tàu biển là gì](https://cdn.accgroup.vn/wp-content/uploads/2022/03/Dai-ly-tau-bien-la-gi.jpg)
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015
2. Khái niệm đại lý tàu biển là gì?
Định nghĩa về đại lý tàu biển là gì được quy định tại Điều 235, Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, cụ thể như sau:
- Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm:
+ Việc thực hiện các thủ tục tàu biển đến, rời cảng
+ Ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên
+ Ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương
+ Cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước sinh hoạt cho tàu biển
+ Trình kháng nghị hàng hải
+ Thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu
+ Dịch vụ liên quan đến thuyền viên
+ Thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu
+ Giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển.
3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
Để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh đại lý tàu biển là gì cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật dưới đây:
Điều kiện về đăng ký kinh doanh
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực
- Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ đại lý tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế.
- Có người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật.
- Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Trách nhiệm của người đại lý tàu biển
Người đại lý tàu biển là gì phải có trách nhiệm đối với những hoạt động sau:
- Khái niệm: Người đại lý tàu biển là người được người ủy thác chỉ định làm đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu biển theo ủy thác của người ủy thác tại cảng biển.
- Trách nhiệm và quyền hạn:
+ Người đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển cho người thuê vận chuyển, người thuê tàu hoặc những người khác có quan hệ hợp đồng với chủ tàu hoặc người khai thác tàu, nếu được chủ tàu hoặc người khai thác tàu đồng ý.
+ Người đại lý tàu biển có trách nhiệm tiến hành các hoạt động cần thiết để bảo vệ chu đáo quyền và lợi ích hợp pháp của người ủy thác; phải chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người ủy thác; nhanh chóng thông báo cho người ủy thác về các sự kiện liên quan đến công việc được ủy thác; tính toán chính xác các khoản thu, chi liên quan đến công việc được ủy thác.
+ Người đại lý tàu biển có trách nhiệm bồi thường cho người ủy thác thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Trên đây là những quy định liên quan đến đại lý tàu biển là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đại lý tàu biển và có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý đang gặp phải. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc còn có những vướng mắc về nội dung này hoặc trong các lĩnh vực pháp lý khác để được giải đáp và tư vấn nhiều hơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận