Đại diện là gì? Phân loại các hình thức đại diện.

 

   Trong tất cả các hệ thống pháp luật thì đại diện là một chế định quan trọng trong đời sống. Vậy có nhiều vấn đề xoay quanh mà nhiều người chưa năm rõ, bài viết dưới đây sẽ giải đáp những điều liên quan đến “ đại diện”. Đại diện là gì? Phân loại các hình thức đại diện.

Đại diện là gì? Phân loại các hình thức đại diện.

 1. Khái niệm đại diện là gì?

     Khái niệm đại diện trong dân sự được định nghĩa theo quy định tại khoản 1 Điều 134 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy định này, đại diện là việc một cá nhân hoặc một tổ chức (được gọi chung là người đại diện) thực hiện các giao dịch dân sự nhân danh và vì lợi ích của một cá nhân hoặc tổ chức khác (được gọi chung là người được đại diện).

2. Đại diện theo pháp luật là gì? Phạm vi đại diện theo pháp luật. 

    Đại diện theo pháp luật là những người đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định mà không phải do các bên thỏa thuận.

Các trường hợp đại diện theo pháp luật cụ thể như sau: 

  • Cha mẹ, người giám hộ đối với người chưa thành niên và người giám hộ là người đại diện theo pháp luật của người được giám hộ do Tòa án chỉ định.
  •  Người đứng đầu của pháp nhân như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của tập đoàn.
  • Người được Tòa án chỉ định: Tòa án có thể chỉ định người đại diện theo pháp luật cho người mất tích, người vô năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật như Luật sư đại diện cho thân chủ trong tố tụng. Người đại diện theo ủy quyền của cơ quan nhà nước.

Phạm vi đại diện theo pháp luật là phạm vi mà người đại diện được ủy quyền thực hiện các giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 141 của Bộ luật Dân sự 2015, phạm vi đại diện được xác định dựa trên các căn cứ sau đây:

  • Quyết định của cơ quan có thẩm quyền: Phạm vi đại diện có thể được xác định thông qua quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Điều lệ của pháp nhân: Phạm vi đại diện cũng có thể được quy định trong điều lệ của các tổ chức pháp nhân.
  • Nội dung ủy quyền: Phạm vi đại diện cần được chỉ định rõ trong văn bản ủy quyền, nơi mà người đại diện nhận được quyền và nghĩa vụ từ người được đại diện.
  • Quy định khác của pháp luật: Ngoài các căn cứ trên, phạm vi đại diện cũng có thể phụ thuộc vào các quy định khác của pháp luật.

Trong trường hợp không xác định được phạm vi đại diện cụ thể theo các căn cứ trên, người đại diện theo pháp luật sẽ có quyền xác lập và thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ khi có quy định khác của pháp luật.

3. Phân loại các hình thức đại diện.

      Có nhiều cách để phân loại như phân loại đại diện dựa trên căn cứ phát sinh quan hệ đại diện. Ở căn cứ này có thể phân loại thành hai loại chính đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền theo Điều 136 và Điều 137 Bộ Luật Dân sự 2015. 

  • Đối với đại diện theo pháp luật: được xác lập bởi quy định của pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.Căn cứ phát sinh dựa vào quy định của pháp luật (ví dụ: cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên) hay quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ví dụ: Tòa án chỉ định người đại diện theo pháp luật cho người mất tích); Đặc điểm đối với đại diện này là người đại diện không cần có sự đồng ý của người được đại diện.
  • Đối với đại diện theo ủy quyền: Là đại diện được xác lập dựa trên sự ủy quyền của người được đại diện. Căn cứ phát sinh là hợp đồng ủy quyền. Hành vi ủy quyền bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Đặc điểm là phạm vi đại diện được quy định trong nội dung uỷ quyền và người đại diện cần có sự đồng ý của người được đại diện. 

Ngoài ra, phân loại dựa trên đối tượng người đại diện ta có thể phân loại thành hai loại chính là đại diện cho người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và đại diện cho người không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự hạn chế. Cụ thể như đại diện cho người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là đại diện cho người có đủ năng lực hành vi dân sự để tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Đặc điểm ở hành vi này này là người đại diện chỉ thực hiện các hành vi mà người được đại diện uỷ quyền, không có quyền thay thế người được đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ cá nhân. Ngược lại đối với đại diện cho người không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự hạn chế là đại diện cho người không có khả năng hoặc khả năng hạn chế trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Đặc điểm là người đại diện có quyền thay thế người được đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Phạm vi đại diện được quy định bởi pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hình ảnh đại diện uỷ quyền ( Hình ảnh minh hoạ)

Hình ảnh đại diện uỷ quyền ( Hình ảnh minh hoạ)

4. Thời hạn đại diện theo pháp luật.

    Thời hạn đại diện theo pháp luật là thời gian mà người đại diện được phép thực hiện hành vi đại diện cho người được đại diện. Thời hạn này được quy định bởi pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Một số quy định về thời hạn đại diện theo pháp luật cụ thể như đại diện theo pháp luật của cha mẹ đối với con chưa thành niên cho đến khi con đủ 18 tuổi. Trường hợp con chưa thành niên kết hôn trước 18 tuổi thì cha mẹ chỉ đại diện cho con cho đến khi con kết hôn. Đại diện theo pháp luật của người giám hộ đối với người được giám hộ trong quyết định chỉ định giám hộ của Tòa án.  Đại diện theo pháp luật của người đứng đầu cơ quan nhà nước được quy định trong quy định thành lập hoặc quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước đó.

Trong trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo các quy định cụ thể của pháp luật, thì theo khoản 2 của Điều 140 trong Bộ luật Dân sự 2015, thời hạn đại diện sẽ được xác định như sau:

  • Giao dịch dân sự cụ thể: Nếu quyền đại diện được liên kết với một giao dịch dân sự cụ thể, thì thời hạn đại diện sẽ kéo dài đến khi giao dịch đó kết thúc. Điều này có nghĩa là thời gian đại diện sẽ kết thúc đồng thời với thời điểm chấm dứt của giao dịch dân sự mà quyền đại diện được liên kết.
  • Không liên kết với giao dịch dân sự cụ thể: Trong trường hợp không có quy định cụ thể về thời hạn đại diện liên kết với một giao dịch dân sự nhất định, thì thời hạn đại diện được ấn định là 01 năm, tính từ thời điểm phát sinh quyền đại diện. Điều này có nghĩa là người đại diện sẽ tiếp tục thực hiện quyền đại diện cho người được đại diện trong khoảng thời gian này trừ khi có sự thay đổi hoặc chấm dứt đột ngột theo quy định của pháp luật hoặc thoả thuận giữa các bên.

5. Các trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật. 

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp chấm dứt đại diện như sau:

 - Đối với đại diện của cá nhân: Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục. Khi người được đại diện qua đời, thì quan hệ đại diện cũng sẽ chấm dứt tự động. Các trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc chấm dứt đại diện cũng có thể xảy ra theo các quy định cụ thể của pháp luật. 

 - Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân:Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành. Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền. Người đại diện hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết trong các trường hợp này, quan hệ đại diện sẽ chấm dứt tự động.

 - Đối với đại diện của pháp nhân: Quan hệ đại diện sẽ chấm dứt khi người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại.

 - Đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân:  Các trường hợp chấm dứt đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân tương tự như đại diện theo uỷ quyền của cá nhân, bao gồm hết thời hạn uỷ quyền, huỷ bỏ uỷ quyền, người đại diện hoặc người được uỷ quyền chết, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

6. Trách nhiệm pháp lý của đại diện và bên được đại diện.  

  • Trách nhiệm pháp lý của người đại diện là người đại diện phải thực hiện các hành vi đại diện theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ của pháp nhân, nội dung ủy quyền và lợi ích của người được đại diện. Người đại diện phải thông báo cho bên thứ ba về phạm vi đại diện của mình, báo cáo với người được đại diện về kết quả việc thực hiện đại diện. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ đại diện gây ra cho người được đại diện. Trường hợp người đại diện và người được đại diện có lỗi gây thiệt hại thì họ phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  • Trách nhiệm pháp lý của bên được đại diện là bên được đại diện chịu trách nhiệm về các hành vi đại diện hợp pháp của người đại diện. Bên được đại diện có quyền yêu cầu người đại diện bồi thường thiệt hại do hành vi đại diện trái pháp luật gây ra.  Bên được đại diện phải cung cấp cho người đại diện thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời để người đại diện thực hiện tốt nghĩa vụ đại diện, ngoài ra chịu trách nhiệm về những thiệt hại do thông tin cung cấp cho người đại diện không đầy đủ, không chính xác hoặc không kịp thời gây ra.

7. Người đại diện theo pháp luật của các loại hình doanh nghiệp. 

Loại hình doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật

Căn cứ pháp lý

Doanh nghiệp nhà nước

Tổng Giám đốc và Giám đốc

Luật Doanh nghiệp nhà nước 2020 - Điều lệ công ty

Công ty cổ phần

- Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị  và Tổng Giám đốc

- Luật Doanh nghiệp 2020 - Điều lệ công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

- Giám đốc

- Luật Doanh nghiệp 2020 - Điều lệ công ty

Doanh nghiệp tư nhân

- Chủ sở hữu

- Luật Doanh nghiệp 2020 - Giấy đăng ký doanh nghiệp

Hợp tác xã

- Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị

- Luật Hợp tác xã 2012 - Điều lệ hợp tác xã

Doanh nghiệp 

- Chủ sở hữu

- Luật Doanh nghiệp 2020 - Giấy đăng ký doanh nghiệp

 Trên đây là tất cả những nội dung về đại diện cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về dịch vụ đại diện và các vấn đề xoay quanh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo