DAF có phải nộp thuế nhà thầu không

Hiện nay có nhiều điều kiện giao hàng trong Incoterms, tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, mỗi điều kiện giao hàng sẽ chịu sự quy định khác nhau và phải nộp các loại thuế cũng khác nhau. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về DAF có phải nộp thuế nhà thầu không?

Workhouse

DAF có phải nộp thuế nhà thầu không

1. Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu (FCT) là loại thuế được áp dụng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài (không hoạt động theo luật Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hay dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.

2. Đối tượng chịu thuế nhà thầu

- Tổ chức nước ngoài kinh doanh có các cơ sở thường trú hay không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú hay không cư trú tại Việt Nam (nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hay có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hay cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức và cá nhân Việt Nam hay giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài nhằm thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu thì phải chịu thuế nhà thầu.

- Tổ chức và cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có các phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức và cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công, xuất trả hàng hóa cho tổ chức và cá nhân nước ngoài) hay thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam, cung cấp hàng hóa theo các điều kiện giao hàng của điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán phải chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ:

- Trường hợp 1: Doanh nghiệp A ở nước ngoài ký hợp đồng mua nông sản (lúa) của doanh nghiệp Việt Nam B, đồng thời chỉ định doanh nghiệp B giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam C (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp A có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp A với doanh nghiệp C (doanh nghiệp A bán nông sản cho doanh nghiệp C).

Trong trường hợp này, doanh nghiệp A là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC và doanh nghiệp C có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp  theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC.

- Trường hợp 2: doanh nghiệp X ở nước ngoài ký hợp đồng gia công vải với doanh nghiệp Việt Nam Y, đồng thời chỉ định doanh nghiệp Y giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam K để tiếp tục sản xuất (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp X có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp X với doanh nghiệp K (doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp K).

Trong trường hợp này, doanh nghiệp X là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC và doanh nghiệp K có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp X theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC.

- Trường hợp 3: doanh nghiệp Z ở nước ngoài ký hợp đồng gia công hoặc mua vải với doanh nghiệp Việt Nam E (doanh nghiệp Z cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp E để gia công) và chỉ định doanh nghiệp E giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam G để tiếp tục gia công (theo hình thức gia công xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Sau khi gia công xong, Doanh nghiệp G xuất trả lại hàng cho Doanh nghiệp Z và Doanh nghiệp Z phải thanh toán tiền gia công cho doanh nghiệp G theo hợp đồng gia công.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp Z không thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó tổ chức và cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hay chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, chất lượng dịch vụ, tiếp thị, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hay ấn định giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ. Gồm cả trường hợp uỷ quyền hay thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối và dịch vụ khác liên quan đến việc buôn bán hàng hóa tại Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức và cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức và cá nhân nước ngoài thì chịu thuế nhà thầu.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu và quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu và bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

3. DAF có phải nộp thuế nhà thầu không 

Trong thương mại quốc tế, thuật ngữ Giao tại biên giới là cách dịch của cụm từ tiếng Anh: Delivered At Frontier (viết tắt DAF). Đây là một điều kiện trong Incoterms, thường được sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ hay đường sắt. Theo điều kiện DAF thì:

Bên bán phải:

+ Giao hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trước trên biên giới đó, sau khi đã hoàn thành các thủ tục về xuất khẩu lô hàng hoá đó cũng như nộp thuế xuất khẩu và các thuế, phí, lệ phí khác liên quan tới xuất khẩu lô hàng.

+ Cung cấp cho bên mua các chứng từ cần thiết sao cho người mua có thể nhận hàng tại biên giới đó.

Bên mua phải:

+ Nhận hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trên biên giới đó.

+ Trả tiền cước chuyên chở tiếp từ biên giới tới kho hàng của mình.

+ Hoàn thành thủ tục nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu cũng như các thuế và phí, lệ phí khác liên quan đến nhập khẩu lô hàng.

+ Chịu mọi rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của mình ở địa điểm giao hàng trên biên giới.

Theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC thì các đối tượng không chịu thuế nhà thầu bao gồm: Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam theo các hình thức: giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài và giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam. Theo đó, người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng kể từ điểm giao hàng (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

Trong khi đó điều kiện giao hàng DAF thì thời điểm chuyển rủi ro là khi hàng hóa được giao tại biên giới Việt Nam nên không phát sinh thuế nhà thầu. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về DAF có phải nộp thuế nhà thầu  mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ tốt nhất. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo