Lực lượng Đặc nhiệm hải quân Việt Nam

Quân đội là một lực lượng chủ lực của mỗi quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong quân đội được phân ra rất nhiều lực lượng riêng biệt, trong đó có lực lượng đặc nhiệm hải quân. Vậy Lực lượng Đặc nhiệm hải quân Việt Nam là gì? Bạn hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Lực Lượng Đặc Nhiệm Hải Quân Việt Nam

Lực lượng Đặc nhiệm hải quân Việt Nam

1/ Lực lượng Đặc nhiệm hải quân Việt Nam

Theo Bách khoa toàn thư mở thì Lực lượng Đặc nhiệm hải quân (còn gọi là đặc công hải quân, đặc công nước, đặc công thủy) là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam, được huấn luyện để tiến công các mục tiêu thủy của đối phương như: Bến cảng, tàu thủy,… và các mục tiêu chỉ có thể xâm nhập qua đường thủy: Căn cứ biệt lập, căn cứ thủy quân, v.v. So với đặc công bộ thì đặc nhiệm hải quân càng đặc biệt, vì chiến đấu dưới nước khó khăn hơn nhiều so với trên bộ, trang bị và vũ khí cũng khác biệt hơn. Đây là lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ bậc nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

2/ Vài nét về lực lượng đặc nhiệm hải quân Việt Nam

Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển. Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.

Bộ tư lệnh Hải quân chỉ huy toàn bộ lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Bộ Tư lệnh có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh, Chính uỷ và Phó Chính uỷ, các cơ quan đảm nhiệm các mặt công tác quân sự; công tác đảng, công tác chính trị; kỹ thuật; hậu cần. Hải quân nhân dân Việt Nam có 5 vùng Hải quân (1, 2, 3, 4, 5) và các đơn vị trực thuộc. Lực lượng chủ yếu của Hải quân nhân dân Việt Nam là các đơn vị tàu mặt nước, pháo - tên lửa bờ biển; hải quân đánh bộ; đặc công hải quân và các đơn vị phòng thủ đảo. Hải quân nhân dân Việt Nam đã được tăng cường lực lượng và phương tiện để làm tốt nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn. Trong tương lai, Hải quân nhân dân Việt Nam được tăng cường trang bị vũ khí hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu để có đủ khả năng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

Hải quân nhân dân Việt Nam có truyền thống rất vẻ vang, lập công lớn trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân và hải quân Mỹ nhất là thành tích chống phong tỏa đường biển và các nhiệm vụ được giao trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Quân chủng Hải quân được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

3/ Vai trò lực lượng đặc nhiệm hải quân Việt Nam

Điều đó đặt ra yêu cầu phát huy vai trò nòng cốt của Hải quân nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

- Đầu tiên, các cấp cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo cho nhân dân. Hiện nay, trên Biển Đông, tình hình an ninh, trật tự, tranh chấp chủ quyền biển, đảo diễn ra hết sức phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định khó lường. Trước tình hình đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho toàn dân, nhất là cho nhân dân các địa phương ven biển, các lực lượng hoạt động trên biển. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại các diễn đàn quốc tế, nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam về chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và khai thác các nguồn lực, phục vụ cho phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển, đảo. Qua đó, kiên quyết đấu tranh với những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

- Hai là, xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trong điều kiện khoa học, công nghệ phát triển cao, mọi hoạt động trên biển diễn ra mau lẹ, việc quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc; trong đó, tập trung xây dựng Hải quân nhân dân hiện đại, đủ sức làm nòng cốt trong các hoạt động quốc phòng- an ninh trên biển. Theo đó, Quân chủng cần tập trung xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao; chú trọng kiện toàn tổ chức, biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh, có sức cơ động cao, sẵn sàng xử trí thắng lợi các tình huống trên biển; ngăn chặn kịp thời những hoạt động vi phạm pháp luật, xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Quân chủng cần tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước đầu tư nghiên cứu, cải tiến, mua sắm vũ khí, trang bị thế hệ mới, có tính năng vượt trội, như: tàu ngầm, không quân tác chiến trên biển, tàu hộ vệ đa năng, tàu tên lửa, tên lửa bờ tầm gần, tầm xa cho lực lượng hải quân; trong đó, chú trọng trang bị các loại tàu tên lửa loại nhỏ, tàu tuần tiễu đa năng, thủy lôi cho lực lượng tác chiến biển gần. 

- Ba là, tích cực chuẩn bị mọi mặt, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng thế trận QPTD với xây dựng các trung tâm kinh tế – xã hội trên biển, đảo. Vùng biển nước ta rộng, môi trường biển phức tạp, nên trong quá trình chuẩn bị thế trận quốc phòng- an ninh trên biển phải gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế – xã hội theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) đã xác định. Theo đó, các địa phương ven biển, đặc biệt là các đảo, quần đảo, huyện đảo phải coi trọng xây dựng thành các pháo đài phòng thủ kiên cố, vững chắc và xây dựng các khu vực kinh tế trên biển (nhà máy chế biến hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ, xây dựng các kho chứa xăng, dầu, bể nước, âu tầu, khu tránh bão...) nhằm thu hút nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ cao hoạt động trên biển, đảo. Từ đó, có thể bổ sung nhân lực được đào tạo, huấn luyện phù hợp với yêu cầu tác chiến, cung cấp và bảo đảm vật chất, hậu cần, vũ khí, trang bị cho các lực lượng. Công tác chuẩn bị phải tạo ra những điều kiện thuận lợi, vừa bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển trong mọi hoàn cảnh, thời tiết, ban ngày cũng như­ ban đêm, vừa tạo thế trận có lợi cho tác chiến của các lực lư­ợng khi chiến tranh xảy ra. 

- Bốn là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tạo cơ sở pháp lý cho các lực l­ượng hoạt động và quản lý biển, đảo có hiệu quả. Trên vùng biển nước ta hiện nay có rất nhiều lực lượng thường xuyên hoạt động, như: Hải quân, Phòng không - Không quân, Lục quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Dân quân tự vệ biển, Kiểm ngư, vận tải biển, khai thác thủy sản, khoáng sản (dầu khí) và nhân dân sinh sống, làm ăn trên biển. Mỗi lực lượng có chức năng, nhiệm vụ, hoạt động theo phư­ơng thức riêng, trong các điều kiện và thời gian khác nhau, trực thuộc quyền quản lý của nhiều bộ, ngành. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương ven biển, các lực lượng quản lý biển, cơ quan chức năng Nhà nước thường xuyên có hoạt động trao đổi, hợp tác với chính quyền và lực lượng quản lý biển của các nước có chung vùng biển để cùng phối hợp giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên biển theo nguyên tắc thỏa thuận giữa nước ta với các nước có liên quan. Vì thế, phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về biển để làm cơ sở phối hợp, thống nhất hoạt động và quản lý chặt chẽ các hoạt động trên biển.  

Trên đây là một số nội dung liên quan đến Lực lượng Đặc nhiệm hải quân Việt Nam mà ACC muốn cập nhật với bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc pháp lý nào liên quan nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo