Trong suốt những năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam đã khẳng định được vai trò của mình, xứng đáng là bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng. Vậy Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam như thế nào? Hãy tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
1. Giai cấp công nhân Việt Nam phát triển chậm vì nó sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách thống trị của thực dân Pháp
- Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX. -Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước. Theo số liệu thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số công nhân của Việt Nam khoảng trên 10 vạn người.
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước. Chúng tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoáng, giao thông vận tải,đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt may...nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa. Thời kỳ này, số lượng công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm 1929.
- Nhưng cả hai cuộc khai thác thuộc địa làm khánh kiệt tài nguyên của đất nước.
- Chính quyền thực dân Pháp thu lợi tức thuộc địa thông qua hệ thống các sắc thuế, nhiều loại thuế được đặt ra một cách vô lý. Các loại thuế phân chia theo hai loại: thu cho Ngân sách Đông dương (thuế quan, thuế rượu, thuốc phiện,...)và Ngân sách địa phương và các tỉnh (thuế thân, thuế ruộng,...). Năm 1911, tổng số thuế Pháp thu về là 4,8 triệu đồng; năm 1920 là 6,2 triệu đồng, năm 1930 là 10 triệu đồng.
- Người Pháp có mở một số trường dạy chữ, dạy nghề, nhưng không phải vì mục tiêu nâng cao dân trí, mà chủ yếu nhằm đào tạo ra một đội ngũ người Việt có thể giúp việc đắc lực cho việc khai thác, bóc lột và duy trì lâu dài nền thống trị thuộc địa của mình.
- Việc giảng dạy được thực hiện bằng tiếng Pháp và chương trình mang tính nhồi sọ, nô dịch và ngu dân, làm sai lệch lịch sử dân tộc Việt Nam, nghiêng hẳn về tuyên truyền cho nền văn hóa Pháp, phủ nhận sự tồn tại độc lập của nền văn minh bản địa, nhằm làm lạc hướng, tạo ra trong thanh thiếu niên tư tưởng lệ thuộc Pháp, khiếp sợ trước sức mạnh vật chất của chính quốc, hàm ơn đối với“công khai hóa” của chủ nghĩa thực dân và do đó sẵn lòng phục tùng Pháp, biến họ thành những kẻ mất gốc, quên đi nguồn gốc dân tộc và lịch sử nước mình.
Dù Pháp đô hộ đã giúp hình thành và phát triển giai cấp công nhân nhưng chúng đã ra sức bóc lột, truyền bá những tư tưởng sai lệch để ngu dân, mị dân làm người dân nói chung và công nhân Việt Nam nói riêng có những suy nghĩ sai lệch, cạn kiệt tài nguyên đất nước.
2. Giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng chống thực dân đế quốc nên đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách
- Dù lượng giai cấp công nhân Việt Nam ra đời còn ít nhưng đã sớm có tinh thần đoàn kết chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.
- Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh còn tản mạn và tự phát, thiếu tổ chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền lợi kinh tế, quyền sống trước mắt, với các hình thức như: bỏ việc về quê, lãn công, đòi tăng lương, chống đánh đập.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của tổ chức Công hội, của công nhân trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, bóc lột, bảo vệ quyền lợi của công nhân, Nguyễn Đức Cảnh và những người đồng chí đã tích cực tổ chức cuộc vận động phong trào công nhân để thành lập tổ chức Công hội.
- Ngày 28/7/1929, Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ được thành lập, tiền thân của Công đoàn Việt Nam ngày nay
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam thực sự là trung tâm đoàn kết của công nhân lao động Việt Nam. Với trên 20 vạn người trong năm 1945, các đoàn viên Công đoàn trở thành lực lượng nòng cốt làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ tiền phong, có nhiều đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc do sớm được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng chống thực dân đế quốc nên đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng
3. Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân trong xã hội
- Đại bộ phận công nhân Nam xuất thân từ nông dân và các tầng lớp lao động khác, chung lợi ích, chung nguyện vọng và khát vọng đấu tranh cho độc lập tự do.
- Đó cũng là cơ sở thuận lợi để thực nhiên các nhiệm vụ cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận