Nói đến Lực lượng vũ trang quân đội nhân dân Việt Nam, không thể không nhắc đến lực lượng Đặc công. Đây là là lực lượng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là binh chủng chiến đấu và công tác đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Được sự đào tạo một cách nghiêm ngặt cùng với quy trình huấn luyện nghiêm ngặt theo hướng tinh – gọn nhẹ - chất lượng cao, lực lượng Đặc công có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để tập kích bất ngờ vào các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch. Vậy lịch sử hình thành của lực lượng Đặc công là khi nào? Quá trình phát triển và quy mô của lực lượng đặng công ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về lực lượng Đặc công.
Đặc công là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC
1/ Lịch sử hình thành của lực lượng Đặc công Việt Nam
- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đêm 18-3-1948, đội du kích Tân Uyên, tỉnh Thủ Biên đã bí mật luồn sâu vào đồn địch, dùng lựu đạn, súng trường tiêu diệt toàn bộ 10 tên địch, thu vũ khí, rút khỏi trận địa an toàn. Đây là trận đánh điển hình có tích chất “đặc công”.
- Thực hiện chủ trương “chỉnh đốn quân giới” của Đảng, tháng 10-1949, Bộ Tư lệnh Khu 7 đã chỉ đạo Tỉnh đội Biên Hòa chế tạo vũ khí mới có tên “phá tường” (viết tắt là FT) để phá tường lô cốt, đánh tháp canh của địch. Đêm 21-3-1950, ở Biên Hòa, 50 tổ chiến đấu đồng loạt đánh các đồn địch ở các trục đường lộ 15, 16 và quốc lộ 1, tiêu diệt gọn lực lượng địch, thu vũ khí.
- Sau trận này, Phòng Tham mưu Khu 7 đã họp để rút kinh nghiệm về cách đánh. Hội nghị đã nhất trí gọi cách đánh đặc biệt này là “công đồn đặc biệt”, gọi tắt là “đặc công”. Các chiến sĩ tham gia trận đánh này được gọi là chiến sĩ đặc công. Từ đó, cách đánh đặc công được phổ biến rộng rãi ở Nam Bộ và lan ra trong cả nước.
- Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, các chiến sĩ đặc công đảm nhiệm đánh khu trung tâm của các mục tiêu trọng yếu, góp phần quan trọng cùng quân và dân ta làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
- Với sự trưởng thành lớn mạnh và những chiến công đặc biệt xuất sắc của bộ đội đặc công, trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 19/3/1967, tại Trường bổ túc cán bộ dân tộc Trung ương ở xã Phùng Khoang, huyện Từ Liêm, Hà Nội, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 426, đại biểu Lữ đoàn 305, Trung đoàn 126 Hải quân vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thay mặt Đảng, Nhà nước, Quân đội đã về thăm, trực tiếp xem bộ đội đặc công trình diễn kỹ thuật, chiến thuật và dự lễ công bố chính thức thành lập Binh chủng Đặc công. Từ đây, ngày 19/3/ được xem là ngày thành lập lực lượng binh chủng Đặc công Việt Nam.
2/ Phân loại lực lượng Đặc công Việt Nam
Do quá trình tuyển chọn và đào tạo lực lượng Đặc công là cực kỳ phức tạp, đồng thời để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lực khác nhau, phù hợp với tihf hình mới, bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã phân loại thành nhiều lực lượng Đặc công khác nhau để có những quy trình đào tạo đặc biệt với những nhiệm vụ đặc thù.
2.1/ Lực lượng Đặc công bộ (lục quân)
- Việc huấn luyện của bộ đội đặc công Việt Nam gồm 2 hạng mục: huấn luyện nhà trường và huấn luyện thực chiến. Việc huấn luyện tại trường do các sĩ quan đặc công trực tiếp đảm nhiệm. Hiện nay, Việt Nam có 2 trường huấn luyện đặc công chính là trường sĩ quan đặc công lục quân và trường đặc công hải quân. Số học viên mỗi trường khoảng hơn 200 người. Thời gian huấn luyện từ 3 đến 6 tháng . Sau khi kết thúc khóa huấn luyện và về với đơn vị, các tân binh phải trải qua khóa huấn luyện thực chiến hơn 200 ngày. Nội dung huấn luyện gồm: xạ kích, cài mìn, chiến đấu tay không, ngụy trang, đánh bộc phá cùng nhiều bài tập chiến đấu khác. Sau khi kết thúc các bài huấn luyện thực chiến cơ bản, căn cứ vào từng đơn vị và nhiệm vụ, các tân binh sẽ trải qua đợt huấn luyện thực chiến theo tổ, bao gồm: xạ kích, vượt và phá chướng ngại vật, võ thuật, bơi lội, lái xe, nhảy dù, trinh sát, ám sát, bắt cóc, giáo dục chính trị…
- Nhiều năm tôi luyện trong chiến tranh đã giúp cho bộ đội đặc công Việt Nam có được trình độ tác chiến, kỹ năng chiến đấu và kinh nghiệm chiến trường rất cao. Một cựu binh Mỹ đã nhận xét về đặc công Việt Nam như sau: “Khi hành quân trong rừng rậm, bạn không bao giờ phát hiện ra họ. Bạn chỉ biết đến sự có mặt của họ khi bạn phát hiện ra mình chỉ còn lại một mình”. Những điểm mạnh của bộ đội đặc công Việt Nam gồm:
+ Thiên về độc lập tác chiến. Mỗi 1 tổ đặc công đều có những nhiệm vụ tác chiến riêng biệt. Mệnh lệnh của sĩ quan chỉ huy được chấp hành triệt để. Trong khi tác chiến, rất ít khi có sự liên lạc giữa tổ đặc công và sở chỉ huy, giữa các tổ đặc công với nhau. Khi xảy ra tình huống bất ngờ, quyền quyết định thuộc về đội trưởng tổ đặc công đó. Điều này tạo nên sự linh hoạt và cơ động rất cao cho đặc công Việt Nam.
+ Ưu điểm về ngụy trang. Để đạt được tính đột biến và sự bất ngờ trong tác chiến. Ngoài việc thành thạo lợi dụng màn đêm và điều kiện thời tiết, đặc công Việt Nam còn nổi bật trong khả năng ngụy trang thành dân thường, sử dụng ngôn ngữ đối phương để hoạt động tình báo. Trong chiến đấu, đặc công Việt Nam có sở trường ngụy trang phù hợp với từng hoàn cảnh chiến đấu như: rừng rậm, ao hồ, đầm lầy, hoang mạc…
+ Khả năng sinh tồn cao. Đặc công Việt Nam luôn được huấn luyện để sống sót trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thông thường, lương khô mang theo của từng người lính chỉ đủ dùng trong 3, 4 ngày, số còn lại là do chính người lính tìm kiếm bằng săn bắt và hái lượm.
2.2/ Lực lượng Đặc công nước
- Đặc công nước là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, được huấn luyện để tiến công các mục tiêu thủy của đối phương như: bến cảng, tàu thủy,... và các mục tiêu chỉ có thể xâm nhập qua đường thủy: căn cứ biệt lập, căn cứ thủy quân... Nếu đặc công bộ có lối đánh đặc biệt thì đặc công nước càng đặc biệt, vì đánh dưới nước khó khăn hơn nhiều so với trên bộ, trang bị vũ khí cũng khác biệt hơn. Đặc công nước (còn gọi là đặc công thủy) ra đời do yêu cầu đánh vào đối tượng hải quân của Pháp và những mục tiêu vùng sông nước, do đó xuất hiện gần như song song với đặc công bộ.
- Trong cuộc Chiến tranh Đông Dương, các hoạt động trên sông nước của quân Pháp chiếm một phần quan trọng trên chiến trường. Lợi dụng lãnh thổ Việt Nam có bờ biển dài, nhiều sông ngòi, có vùng sông ngòi chằng chịt như miền Tây Nam Bộ, quân Pháp đã bố trí một lực lượng hải quân khá mạnh. Hải quân Pháp tập trung vào 3 hoạt động chủ yếu:
- Dùng tàu thuyền chiến đấu hỗ trợ cho bộ binh đi càn quét.
- Đánh phá căn cứ, ngăn chặn tiếp tế, vận chuyển của Việt Minh.
- Dùng đường thủy để tiếp hậu cần cho quân Pháp trên đất liền.
Vì thế việc đánh Pháp trên mặt trận sông biển có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Ở miền Bắc Việt Nam, các vùng ven sông, ven biển khẩn trương xây dựng các đội săn tàu Pháp, sẵn sàng đánh quân Pháp trên mặt trận sông nước.
- Ngày 13 tháng 4 năm 1966, Bộ Quốc phòng Việt Nam ra quyết định thành lập Đoàn huấn luyện trinh sát đặc công mang phiên hiệu Đoàn 126 trực thuộc Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam và Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đoàn trưởng được giao cho Hoàng Đắc Cót và Phạm Điệng là Chính ủy. Tháng 5 năm 1966, Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn 126 thành cơ quan đoàn bộ và 12 đội chiến đấu, Lực lượng Đặc nhiệm hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam đã hình thành. Cuối 1966, một lực lượng lớn của Đoàn 126 được đưa vào chiến trường Quảng Trị, Đà Nẵng, Qui Nhơn và Nam Bộ thâm nhập thực tế chiến đấu.
- Trong chiến tranh chống Mỹ, Hải quân Việt Nam đã huấn luyện, đào tạo, bổ sung cho các chiến trường miền Nam hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ đặc công nước. Trong 7 năm chiến đấu trên chiến trường Cửa Việt – Đông Hà, đặc công Hải quân đã đánh 300 trận; đánh chìm, đánh hỏng 336 tàu xuồng chiến đấu, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Góp phần cùng các lực lượng trên khắp chiến trường miền Nam đánh chìm, đánh hỏng 4.473 tàu thuyền, đánh sập hàng trăm cầu cống, vật chất phục vụ chiến tranh, góp phần cùng quân dân miền Nam đánh bại kẻ thù.
- Đặc công nước hiện nay gồm Lữ đoàn Đặc công 5 trực thuộc Binh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt Nam, Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126, Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam và một số đơn vị thuộc các quân khu và quân đoàn.
2.3/ Lực lượng Đặc công Biệt động
- Do tính chất của cuộc kháng chiến lâu dài và để phù hợp với phương châm, phương thức hoạt động tác chiến ở thành phố, bên cạnh các lực lượng vũ trang đô thị như Tự vệ thành, Thanh niên xung phong, Quốc gia tự vệ cuộc, Công đoàn xung phong... các tổ chức quân sự chuyên trách lần lượt ra đời. Lực lượng này hơi khác với đặc công bộ thông thường mặc dù trong tổ chức có rất nhiều điểm tương đồng. Biệt động hầu như chỉ hoạt động vào ban ngày và rút lui về đêm.
- Đặc công biệt động trong các đô thị tại miền nam trước 1975 là lực lượng gần giống với "bộ đội địa phương" tại thành phố, nhưng có trình độ tác chiến đô thị tốt hơn. Họ phải tác chiến độc lập vì thiếu phối hợp từ các đơn vị bạn, đồng thời phải luôn nương nhờ vào hậu cần của người dân trong thành phố, nếu không có người dân hỗ trợ thì mạng lưới sẽ bị phá.
- Về cuối cuộc chiến, đặc công biệt động tách hẳn làm 2 thành phần: những tân binh thiếu kinh nghiệm (chiếm quá nửa là nữ) tham gia dẫn đường cho bộ đội chủ lực chiếm giữ nội đô; còn những người dày dạn kinh nghiệm được huy động về căn cứ để huấn luyện bộ binh trở thành đặc công. Trong Chiến dịch Mùa Xuân 1975, đặc công biệt động đã đánh chiếm, giữ vững nhiều cầu và căn cứ quan trọng, bảo đảm cho các binh đoàn chủ lực tiến công, giành thắng lợi nhanh chóng và trọn vẹn.
- Trong cuộc chiến tranh chống mỹ, đặc công tiến hành các cuộc tấn công vào các sân bay, căn cứ quân sự, của Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, đặc công Việt Nam còn tiến hành các cuộc tấn công vào các căn cứ, sân bay quân sự của Hoa Kỳ tại Lào, Campuchia, Thái Lan:
- Đặc công biệt động hiện nay có Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1, trước đóng ở Gia Lâm.
3/ Chiến thuật của lực lượng đặc công
- Tương tự như các lực lượng đặc nhiệm khác, chiến thuật tác chiến của đặc công Việt Nam là tác chiến tiến công, phương pháp chủ yếu là bí mật luồn sâu vào hậu phương địch, đánh nhanh, đồng loạt trên tất cả các mục tiêu quan trọng, nhanh chóng rút lui. Thông thường các hoạt động tác chiến của đặc công chỉ nhằm mục đích tiêu diệt, phá hoại, đánh thiệt hại nặng cơ sở vật chất tiến hành chiến tranh, tiêu diệt hoặc bắt sống các mục tiêu quan trọng. Các hình thức tác chiến thông thường như tấn công, phòng ngự theo thế đội cũng như các phương pháp không đặt ra. Trong tác chiến đặc công, với điều kiện thuận lợi, các chiến sĩ đặc công cũng thường sử dụng các hình thức chiến đấu tấn công từ sau lưng địch, nhưng thường chia thành các nhóm nhỏ – các tổ hai, ba người đánh xuyên qua đội hình chiến đấu của đối phương, tấn công vào các điểm quan trọng với tốc độ cao, phá đội hình đối phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chiến đấu tấn công. Trong các trận đánh vào các đơn vị hành quân, cơ động của địch, phương án tác chiến của đặc công cũng có những đặc thù riêng, họ không nhằm mục đích tiêu diệt toàn bộ lực lượng đối phương mà chỉ tiêu diệt những mục tiêu quan trọng nhất như sở chỉ huy cơ động, các xe hậu cần kỹ thuật quan trọng, phương tiện chiến tranh quan trọng nhằm phá hủy ý đồ chiến đấu của đối phương. Họ tấn công rất gần, nhanh chóng tiếp cận tiêu diệt mục tiêu đã chọn và biến mất vào địa hình, phần còn lại họ để cho các lực lượng khác như bộ binh, pháo binh giải quyết chiến trường.
- Trường hợp đặc biệt, lực lượng đặc công biệt động miền Nam Việt Nam năm 1975 đã thực hiện các trận đánh tiêu diệt các chốt chặn của địch trên các đầu cầu vào Sài Gòn và tổ chức trận địa phòng ngự, ngăn chặn không cho đối phương phá cầu. Cuộc chiến đấu diễn ra khốc liệt do lực lượng đặc công không có hỏa lực đi cùng chi viện hỏa lực. Nhưng do tình hình thuận lợi cho QĐNDVN. Do đó các trận đánh này đã đạt được mục đích đề ra.
4/ Những câu hỏi liên quan
4.1/ Lực lượng đặc công Việt nam đứng thứ mấy thế giới?
- Đoạn trích trong cuốn sách “Khái quát về các binh chủng đặc công trên thế giới” của hai tác giả Tiêu Đạt Hỷ, Hàn Chí Hồng được nhà xuất bản quân sự Nghị Văn (Trung Quốc) xuất bản vào tháng 6/2003 có mô tả khái quát về lực lượng đặc công đặc biệt tinh nhuệ của Việt Nam.
- Theo đánh giá của cuốn sách thì hiện có 50 đơn vị đặc công hàng đầu thế giới thì binh chủng đặc công Việt Nam được xếp thứ 14. Đơn vị đặc công của 10 nước đứng đầu là : Mỹ, Nga, Anh, Isarel, Nhật, Pháp, Ấn Độ, Đức, Italia, Nam Phi. Trong số này, các nước Đông Nam Á có: Thái Lan (12), Việt Nam (14), Singapore (28), Malaysia (43), Philippines (44). Không có lực lượng đặc biệt của Trung Quốc trong danh sách này.
- Việt Nam là một cường quốc quân sự của khu vực Đông Nam Á, cũng là nơi bộc phát của nhiều cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ 20. Vì vậy quân đội Việt Nam đã được kinh qua trận mạc và dạn dày kinh nghiệm chiến đấu. Trong quá trình chiến đấu chống lại các thế lực xâm lược đến từ bên ngoài, quân đội Việt Nam cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm tác chiến thực chiến, trong đó nổi trội nhất là binh chủng bộ đội đặc công.
4.2/ Bộ đội đặc công khổ luyện như thế nào?
- Đặc công là đơn vị thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, có kỹ năng chiến đấu đặc biệt. Để làm được điều đó, bên cạnh phải có sức khỏe, bản lĩnh, các chiến đấu viên phải trải qua những bài huấn luyện gian khổ, thử thách thần kinh và sức chịu đựng trong điều kiện khắc nghiệt. Những bài tập kỹ năng và chiến thuật là hết sức đặc thù theo đó, võ thuật là một nội dung quan trọng trong kỹ thuật chiến đấu của bộ đội đặc công. Trước khi luyện võ thuật, tất cả phải khởi động với nhiều động tác khác nhau. Đối với Đại đội chống khủng bố còn phải thực hiện nhuần nhuyễn kỹ thuật leo trèo nhà cao tầng, khả năng xử trí tình huống. Kỹ thuật ngụy trang là một phương pháp che dấu người và vũ khí nhằm không để địch phát hiện.
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà ACC muốn gửi đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến lực lượng Đặc công Việt Nam. Trong quá trình cập nhật, nếu như quý bạn đọc có thắc mắc thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: accgroup.vn.
Nội dung bài viết:
Bình luận