CY trong xuất nhập khẩu nghĩa là gì?

Ngày nay, hoạt động mua bán hàng hóa, đặc biệt là giao thương quốc tế đang phát triển một cách mạnh mẽ. Theo đó, có những thuật ngữ chuyên ngành thường xuyên được sử dụng trong quá trình mua bán, giao thương giữa các doanh nghiệp trong đó có thuật ngữ được ký hiệu CY. Tuy nhiên, không hẳn bất cứ ai làm việc trong môi trường xuất nhập khẩu hay logistics, cũng đều biết phân định rạch ròi thuật ngữ này CY này là gì. Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập nhập sâu rộng trên tất cả các ngành kinh tế, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu là cầu nối cho sự giao thoa các nền kinh tế với nhau, do vậy các thuật ngữ chuyên ngành cũng cần được hiểu biết một cách sâu rộng và chuyên nghiệp hơn. Bài viết này chúng tôi gửi đến bạn đọc khái niệm và đặc thù của thuật ngữ CY trong xuất nhập khẩu.

1/ CY là gì?

- CY là từ viết tắt của Container Yard (bãi Container) là một khu vực rộng lớn trong cảng biển hoặc cảng cạn chứa các Container FCL được dỡ từ tàu chở hàng xuống hoặc để các tập kết các Container trước khi đưa lên tàu.

- Khi đi qua những cảng biển hay những ICD (cảng cạn) lớn thì bạn đều có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những container xếp chồng lên nhau. Đó chính là CY – nơi lưu chứa container.

Cy Xuat Nhap Khau

CY trong xuất nhập khẩu nghĩa là gì?

2/ Cy/CY nghĩa là gì?

Khi hiểu rõ bãi Container là CY, bạn có thể liên tưởng ngay đến một hình thức giao hàng: CY/CY. Vậy phương thức này có nghĩa là gì?

- CY/CY (Container Yard – Container Yard) hiểu đơn giản là một hình thức giao hàng từ Bãi container của người gửi hàng đến Bãi container của người nhận hàng.

- Người gửi hàng (Shipper) sẽ đưa Container hàng về hạ, lưu trữ tại CY được Hãng tàu chỉ định trong Booking confirmation. 

Sau đó, hãng tàu sẽ có trách nhiệm với Container hàng này từ thời điểm nó được hạ tại cảng xếp hàng (POL) và sẵn sàng để bốc lên tàu cho đến khi Container được dỡ xuống CY chỉ định tại cảng dỡ hàng (POD). 

Cuối cùng, người nhận hàng (Consignee) sẽ làm các thủ tục hải quan, lấy và kéo Container về kho hàng của họ.

3/ Một số trường hợp có thể xảy ra liên quan đến xuất nhập hàng hóa tại các bãi CY

- Nếu người gửi lô hàng lẻ trực tiếp liên hệ với Hãng tàu thì bên Hãng sẽ phát hành một Master Bill có ký hiệu CY/CY. Bill này thể hiện rằng trách nhiệm của Hãng Tàu sẽ bắt đầu từ bãi Container người gửi đến bãi Container người nhận hàng.

- Đối với trường hợp lô hàng lẻ được giao cho người gom hàng thì bên người gom hàng sẽ phát hành một House bill cho người gửi với điều kiện CY/CY tương tự. Sau đó, Hãng tàu cũng gửi cho người gom hàng một vận đơn cùng với điều kiện CY/CY.

- Trường hợp này xảy ra khi người gửi hàng không muốn làm các thủ tục hay muốn tránh các vấn đề phát sinh nên họ sẽ chuyển cho người gom hàng làm để tiết kiệm thời gian và công sức.

- Thông thường trong tình huống này, bên gửi hàng là doanh nghiệp tầm trung và nhỏ, ít tham gia vào các hoạt động xuất-nhập khẩu.

- Tựu chung lại, theo CY/CY, hàng hóa sẽ được chuyển từ CY của bên bán sang đến CY của bên mua. Bên mua sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục và vận chuyển hàng hóa từ CY đầu nhận về kho chứa hàng của doanh nghiệp mình.

- Trong các hợp đồng ngoại thương, thường thì CY sẽ gắn liền với địa chỉ cảng xác định để làm rõ địa điểm hạ hàng và chuyển giao trách nhiệm giữa hai bên.

4/ Một số câu hỏi liên quan

4.1/ CY và CFS có giống nhau hay không?

- CFS (Container Freight Station) là nơi thu gom hàng lẻ, là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung container.

- Qua khái niệm của Cy và Cfs ở trên, chúng ta cần nắm được hai điểm khác biệt căn bản của hai loại hình kho bãi này:

+ Về địa điểm: Kho của Cy sẽ nằm trong khu vực cảng biển hoặc cảng cạn. Kho CFS không nhất thiết nằm trong khu vực cảng biển hoặc cảng cạn, nó là hệ thống kho độc lập tách rời, hoạt động dưới sự giám sát trực tiếp từ cơ quan hải quan.

+ Về phương thức lưu trữ hàng hóa: Kho bãi của CY sẽ là điểm lưu giữ các container còn kho bãi Cfs có thể gom lưu trữ cả hàng lẻ cùng các container đóng hàng.

Tùy theo số lượng hàng và mục tiêu của các doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn phương án giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa đến kho CY hay CFS theo nhu cầu.

4.2/ Tại sao chỉ vài quốc gia nhất định cùng hãng tàu đó hoặc hãng tàu khác lại có dịch vụ hàng lẻ còn các quốc gia khác thì không?

Điều này tùy thuộc vào nhu cầu, tiềm năng thị trường và chiến lược phát triển kinh doanh của mỗi hãng tàu tại khu vực, quốc gia đó. Tùy từng quốc gia, khu vực mà hãng tàu có service hoặc không… như ở Việt Nam mình thì các hãng tàu ko cung cấp mà chủ hàng nếu có nhu cầu thì sẽ sử dụng qua các công ty FWD chuyên dịch vụ gom hàng LCL như CPW hay Interlog, KMG…

4.3/ CY quan trong như thế nào đối với hoạt động xuất nhập khẩu?

Hoạt động xuất nhập khẩu là việc trao đổi hàng hóa giữa địa phương này với địa phương khác, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác hay rộng lớn hơn là giữa quốc gia này với quốc gia khác. Do vậy, khi hoạt động xuất nhập khẩu càng phát triển thì đồng nghĩa với khối lượng hàng hóa ngày càng lớn. Vì vậy, nhu cầu về kho bãi hay chính xác hơn là nơi tập kết các Container FCL (CY) đến và đi là vô cùng lớn, các cảng CY càng lớn, càng thuận lợi cho việc nhập hàng và xuất hàng sẽ giúp cho quá trình giao thương, xuất nhập khẩu trở nên thuận tiện hơn. Chính vì thế, khi CY càng lớn, càng có vị trí thuận lợi sẽ càng giúp hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, kéo theo đó là sự phát triển toàn diện của nền kinh tế xung quanh khu vực CY.

Trên đây là một số thông tin cơ bản mà ACC muốn cập nhật với bạn đọc các vấn đề liên quan đến khái niệm CY trong xuất nhập khẩu. Trong quá trình cập nhật, nếu như quý khách hàng có thắc mắc thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: accgroup.vn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo