Cưỡng chế thi hành án dân sự là công việc quan trọng quyết định ý nghĩa của bản án, quyết định của tòa án đối với vụ việc dân sự. Trong quá trình thi hành án không phải lúc nào người bị thi hành án cũng tự nguyện thi hành mà đôi khi bắt buộc phải thực hiện cưỡng chế thi hành án. Trong trường hợp này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự sẽ phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Để tìm hiểu rõ hơn về công tác cưỡng chế thi hành án dân sự, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của ACC.
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015;
- Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014;
- Nghị định số 62/ 2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự;
- Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.
2. Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?
Hoạt động thi hành án dân sự theo quy định tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) là hoạt động của nhiều tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, trọng tài thương mại.
Cưỡng chế thi hành án dân sự là việc chủ thể có thẩm quyền sử dụng quyền lực nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với tổ chức, cá nhân để bảo đảm việc thi hành án. Trên thực tế, quyền và nghĩa vụ đã được quyết định trong bản án thì quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Cưỡng chế thi hành án dân sự được coi là biện pháp cứng rắn được pháp luật quy định để buộc thi hành án trên thực tế.
3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Theo quy định tại điều 71 luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 có 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án . Cụ thể là:
- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ
Tìm hiểu thêm về kê biên, xử lý tài sản của người thi hành án dân sự qua bài viết sau: Nôi dung nguyên tắc kê biên tài sản hiện nay (Cập nhật 2022)
- Khai thác tài sản của người phải thi hành án
- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định
4. Thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Để áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải có đủ điều kiện được quy định tại Điều 70, luật thi hành án dân sự như:
- Việc cưỡng chế thi hành án phải căn cứ vào Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành; Quyết định thi hành án; Quyết định cưỡng chế thi hành án.
- Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần có các điều kiện cơ bản như: người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc phải thực hiện hành vi theo bản án, quyết định có hiệu lực thi hành; người phải thi hành án có điều kiện thi hành án và người phải thi hành án không tự nguyện thi hành.
- Chủ thể có thẩm quyền chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế pháp luật quy định; không được áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian và trường hợp pháp luật cấm; việc cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
- Thời gian được thực hiện thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại khoản 2 điều 46 luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014: “Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định”.
5. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Để đảm bảo hiệu quả cưỡng chế thi hành án , pháp luật quy định các trình tự, thủ tục cơ bản để tiến hành cưỡng chế thi hành án là:
- Ra quyết định cưỡng chế và thông báo về việc cưỡng chế;
- Xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án dân sự;
- Lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự;
- Thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự;
- Giao bảo quản tài sản đã cưỡng chế;
- Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình cưỡng chế thi hành án;
6. Đặc điểm của cưỡng chế thi hành án dân sự
Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh Nhà nước. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Ở nước ta, thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự thuộc về cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước.
Thứ hai, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án.
Thứ ba, đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản hoặc hành vi của người phải thi hành án.
Thứ tư, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, người bị áp dụng ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ trong bản án, quyết định do tòa án tuyên, họ còn phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.
Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên quyết định áp dụng không những có hiệu lực đối với người phải thi hành án dấn sự mà còn có hiệu lực đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trên đây là nội dung khái quát về hoạt động cưỡng chế thi hành án, và điều kiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Email: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận