Khi vận chuyển hàng hóa, chúng ta cần phải có một mức cước phí chi trả cho dịch vụ vận chuyển đó. Vậy cước phí là gì? Cước phí vận chuyển hàng hóa được tính như nào? ACC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về vấn đề trên qua bài viết sau đây.
Cước phí là gì? (Cập nhật 2023) - Luật ACC
1/ Cước phí là gì?
Theo Từ điển mở thì cước phí là chi phí phải trả cho công chuyên chở hàng hoá, hành lí.
2/ Cước phí vận chuyển là gì?
Phí vận chuyển là khoản tiền mà người thuê vận chuyển phải trả cho người vận chuyển để người này vận chuyển hàng theo những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển.
Thông thường phí vận chuyển bao gồm hai phần: phí vận chuyển cơ bản và phí vận chuyển phụ thêm. Phí vận chuyển cơ bản là khoản tiền không thay đổi đã được ấn định trong hợp đồng; phí vận chuyển phụ thêm là khoản tiền mà người thuê vận chuyển trả thêm cho người vận chuyển, khoản phụ thêm này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trọng lượng hàng quá tải, vận chuyển vượt quá độ dài của quãng đường mà các bên đã thỏa thuận, phụ thêm vì đồng tiền mất giá...
2. Quy định về tính cước phí vận chuyển hàng hóa
Các công ty vận tải đều có quyền định mức cước phí riêng nhưng phải tuân theo quy định về cách tính giá cước vận tải do Chính phủ quy định. Điều này cũng giúp đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Quyết định của trưởng ban vật giá Chính phủ quy định rõ mức cước được áp dụng trong việc vận chuyển hàng hóa. Theo đó:
- Việc xác định cước vận chuyển hàng hoá thanh toán từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trường hợp thực hiện cơ chế đấu thầu đối với cước vận chuyển hàng hoá thì áp dụng theo mức cước trúng thầu.
- Xác định đơn giá trợ giá, trợ cước của từng mặt hàng đối với từng địa phương cụ thể để làm căn cứ dự toán kinh phí trợ giá, trợ cước hàng năm cho các tỉnh thực hiện chính sách miền núi.
- Cước vận tải hàng hoá bằng ô tô quy định tại Điều 1 là mức cước tối đa và đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.Căn cứ điều kiện khai thác và chi phí vận tải thực tế tại địa phương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương quy định.
- Biểu cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô áp dụng trong phạm vi Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương nhưng không được vượt mức cước tối đa qui định tại Điều 1. Trường hợp cao hơn mức cước qui định tại điều 1 phải được sự đồng ý của Ban Vật giá Chính phủ.
Các bạn tham khảo mẫu bảng kê cước vận chuyển tại ACC.
3/ Một số giải pháp để giảm phí vận chuyển cho doanh nghiệp
- Làm việc với nhiều hãng vận chuyển: Hiện nay, các công ty vận chuyển ngày càng trở nên đông đúc bởi nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Khi doanh nghiệp vận chuyển càng nhiều thì mức giá càng thấp hơn. Vì vậy, bạn cần liên hệ nhiều đơn vị vận chuyển hàng hóa, thỏa thuận về mức cước phí phù hợp với số lượng hàng hóa vận chuyển.
- Sử dụng bao bì đóng gói của hãng vận chuyển: Doanh nghiệp bạn cần cân nhắc về việc bao bì đóng gói, tránh việc quá cồng kềnh sẽ phát sinh thêm phụ phí khi vận chuyển.
- Cân nhắc hãng vận chuyển địa phương: Các hãng vận chuyển địa phương phần lớn sẽ mang lại chi phí hợp lý cho phù hợp với điều kiện tại địa phương. Tuy nhiên, các đơn vị vận chuyển địa phương hầu như có mạng lưới phân phối hạn chế, không đa dạng nên doanh nghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển của mình có thể phải hợp tác với nhiều hãng vận chuyển nhỏ dẫn đến chi phí tiết kiệm trở nên vô nghĩa.
- Ký hợp đồng thường niên với hãng vận chuyển: Để giúp cắt giảm chi phí vận chuyển, doanh nghiệp cân nhắc việc ký hợp đồng vận chuyển thường niên. Hãng vận chuyển có thể sẽ cung cấp một tỷ lệ chiết khấu cao hơn bình thường. Ký hợp đồng vận chuyển có tác dụng tốt nhất khi doanh nghiệp biết mình sẽ liên tục gửi đi các gói hàng hằng tháng. Đồng thời khi có phát sinh khiếu nại hoặc gặp vấn đề với đơn hàng sẽ dễ dàng đòi bồi thường từ hãng vận chuyển hơn.
- Tính toán tất cả các chi phí vận chuyển trước khi thanh toán: Các đơn hàng vận chuyển có thể sẽ được cộng thêm các khoản phụ phí như: phụ phí vượt cân, phụ phí lấy hàng khu vực ngoại thành, phụ phí bảo hiểm, phụ phí kiểm hàng … Chính vì vậy, trước khi tạo đơn hàng vận chuyển hãy kiểm tra và tính toán lại thật kỹ các khoản chi phí này. Từ đó doanh nghiệp có thể thương lượng với khách hàng của mình về mức phí họ phải chịu.
- Kiểm soát hàng hoàn trả: Những hàng hóa gửi đi nhưng lại được hoàn về vì bất kỳ lý do gì cũng đều gây ra tổn thất cho doanh nghiệp của bạn chẳng hạn: mất thêm phí chuyển hoàn, hàng bị lưu quá lâu trong quá trình vận chuyển dẫn đến không có hàng để bán khi người mua có nhu cầu, tổn thất về hàng hóa trong quá trình vận chuyển tăng cao…Để tránh những vấn đề đó, doanh nghiệp có thể liên lạc với người mua trước khi hàng được giao cho bưu tá và thông báo thời gian hàng có thể được phát đến tay người nhận.
- Đặt nhà kho ở gần khách hàng: Khi một doanh nghiệp nhỏ bắt đầu khởi nghiệp, hầu hết khách hàng có được trong thời kỳ đều là khách hàng địa phương. Nhưng khi doanh nghiệp của bạn phát triển, bạn muốn mở rộng địa bàn kinh doanh, việc có thêm nhiều khách hàng ở xa là điều tất yếu. Điều đó có nghĩa là chi phí vận chuyển của bạn sẽ tăng. Bạn cần cân nhắc việc đặt nhà kho phù hợp, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa đến khách hàng.
4/ Các câu hỏi thường gặp
4.1/ Các phương thức vận chuyển hàng hóa hiện nay
Có các phương thức vận chuyển hàng hóa hiện nay như sau:
- Vận tải đường bộ.
- Vận tải đường thủy.
- Vận tải đường sắt.
- Vận tải bằng đường hàng không.
4.2/ Cách tính cước phí vận chuyển theo phương thức vận chuyển đường bộ?
Cách tính cước vận chuyển đường bộ = Khối lượng hàng hóa X Đơn giá của từng vùng trả hàng so với nơi gửi hàng
Trong đó, khối lượng hàng hóa được tính bằng:
- Tính khối lượng thực cho các hàng hóa nhẹ cân (tức là công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó)
- Tính khối lượng quy đổi cho các hàng hóa nặng, cồng kềnh (áp dụng công thức: (Dài x Rộng x Cao)/5000)
Vận chuyển hàng hóa bằng ô tô nhanh và rất tiện lợi
Với công thức này thì cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
4.3/ Cách tính cước phí vận chuyển theo phương thức vận chuyển đường biển?
Đơn vị tính cước vận chuyển đường biển được áp dụng theo 2 phương thức:
- Tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa vận chuyển (số kilogram)
- Tính chi phí vận chuyển hàng hóa theo thể tích của hàng hóa (Cbm: cubic meter hay còn gọi là mét khối): Dựa vào công thức (Dài x Rộng x Cao)
Sau đó áp dụng theo quy chuẩn quốc tế sẽ có được cách tính cước phí vận chuyển đường biển như sau:
- 1 tấn < 3 CBM: hàng hóa nặng, cách tính áp dụng theo bảng giá KGS
- 1 tấn >= 3 CBM: hàng hóa nhẹ, cách tính áp dụng theo bảng giá CBM
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà ACC muốn đề cập với bạn đọc các vấn đề liên quan đến quy định về Cước phí là gì?, nếu như quý khách hàng có thắc mắc thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: accgroup.vn.
Nội dung bài viết:
Bình luận