Cung cầu hàng hóa và giá trị thị trường [Mới nhất 2024]

Cung – cầu và giá cả của hàng hóa luôn là vấn đề được các nhà kinh tế học chú ý nhiều khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản. Cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-175
Cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường

Quy luật cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định. Khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng; cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm; cầu bằng cung giá về trạng thái cân bằng.

Cung (tiếng anh: Supply) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Quy luật về cung: giá cả của hàng hóa tăng lên thì lượng cung tăng (giá tăng thì cung tăng). Cung sẽ bao gồm:

  • Cung cá nhân (hay lượng cung): là lượng hàng hóa/dịch vụ người bán muốn bán ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
  • Cung thị trường: là Cung của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.
  • Tổng cung: là Cung của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung ngoài giá cả: công nghệ, nguồn nguyên liệu đầu vào, điều tiết chính phủ, thiên tai dịch bệnh….

Cầu (tiếng anh: Demand) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Quy luật cầu: khi giá hàng hóa tăng lên thì lượng cầu của mặt hàng đó giảm xuống (giá tăng thì cầu giảm). Cầu bao gồm:

  • Cầu cá nhân (hay lượng cầu): là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn mua ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
  • Cầu thị trường: Cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.
  • Tổng cầu: Cầu của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu ngoài giá cả: sở thích người tiêu dùng, giá cả hàng hóa liên quan, thu nhập, kỳ vọng kinh tế…

Trong kinh tế vĩ mô, thì cân bằng thị trường là một trạng thái ở đó sản lượng giao dịch và giá cả có khả năng tự ổn định, không phải chịu những áp lực thay đổi. Từ đó tạo ra trạng thái được sự hài lòng giữa người mua và người bán. Khi giá cân bằng thì sản lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng cung cấp bằng (cung) bằng với sản lượng người mua sẵn lòng mùa.

Hiểu đơn giản như sau:

  • Cung = Cầu: giá ổn định.
  • Cung > Cầu: giá cả giảm.
  • Cung < Cầu: giá cả tăng.

Do quy luật cung cầu nên giá cả luôn biến động liên tục trên thị trường. Việc của các cơ quan quản lý là luôn kiểm soát giá cả ổn định, để theo kế hoạch tăng trưởng kinh tế chung.
Khi nhắc đến giá cả thì không thể bỏ qua khái niệm cung cầu tiền tệ của một nền kinh tế, hãy cùng Top Kinh Doanh chuyên trang chia sẻ kiến thức tài chính và kinh doanh tìm hiểu Cung cầu tiền tệ là gì?

Khi một doanh nghiệp cần vay vốn để phát triển kinh doanh thì có thể tìm đến nguồn vốn từ Ngân hàng thương mại hoặc công ty tài chính. Ngoài ra, còn có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua cổ phiếu, trái phiếu (tại Việt Nam thường chỉ có các công ty lớn mới đủ khả năng làm việc này).

Ngân hàng thương mại ngoài việc chức năng cho các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn thì còn là công cụ để Ngân hàng Trung Ương điều tiết Cung tiền trong nền kinh tế.

Trong thị trường, tiền tệ chính là phương tiện để thanh toán (dùng tiền để mua hàng) chính vì vậy lượng tiền phải ngang với lượng hàng hóa vật chất của một nền kinh tế. Lượng tiền cần thiết đó được gọi là Cầu tiền.

Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chuyển cầu tiền:

  • Thu nhập thực tế theo Năng lực sản xuất: khi năng lực sản xuất của một nền kinh tế tăng lên thì lượng hàng hóa sản xuất ra cũng sẽ tăng lên. Chính vì vậy cần một lượng tiền tương ứng để cân bằng.

Ví dụ: Một nền kinh tế có 10.000đ tiền mặt, 10 cuốn sách giá 1.000đ. Nếu năng lực sản xuất của nền kinh tế đó lên thành 20 cuốn sách trong khi đó thị trường chỉ có 10.000đ thì sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền nền không thể trao đổi được 10 cuốn sách tăng thêm. Để bù đắp cho việc này thì:

+ Một là, giá sách giảm đi một nửa còn 500đ (giá trị đồng tiền tăng lên).
+ Hai là, in thêm 10.000đ tiền mặt để cân bằng lượng tiền và lượng sách (tiền tệ mất giá đi).

  • Mức giá cả tăng: trước đây bạn mua 1 quả trứng gà 2.000đ, nay mua 1 quả trứng gà 3.000đ vì vậy sẽ cần bổ sung thêm 1.000đ à cùng một lượng hàng hóa như cũ nhưng phải chi nhiều tiền hơn (hay gọi là Lạm phát.

Cung tiền: của một Quốc gia chỉ có ngân hàng Trung Ương có chức năng này nên cung tiền là một số cố định không phụ thuộc vào lãi suất.

4. Các câu hỏi thường gặp

Tác dụng của quy luật cung cầu đối với Nhà nước?

– Cung < cầu do khách quan Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung.

– Cung < cầu do đầu cơ tích trữ Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ để điều tiết và xử lý kẻ đầu cơ tích trữ.

– Cung > cầu Cung Nhà nước dùng biện pháp kích cầu.

Giá cả thị trường là gì?

Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó giá cả và sản lượng giao dịch trên thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực buộc phải thay đổi. Đó cũng là trạng thái được tạo ra được sự hài lòng chung giữa người mua và người bán. Tại mức giá cân bằng, sản lượng hàng hóa mà những người bán sẵn lòng cung cấp ăn khớp hay bằng với sản lượng mà những người mua sẵn lòng mua.

Trên một thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, có nhiều người bán, đồng thời không có sự can thiệp của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có xu hướng hội tụ về mức giá cân bằng – mức giá mà tại đó, lượng cầu bằng chính lượng cung.

Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chuyển cầu tiền?

– Thu nhập thực tế theo Năng lực sản xuất: khi năng lực sản xuất của một nền kinh tế tăng lên thì lượng hàng hóa sản xuất ra cũng sẽ tăng lên. Chính vì vậy cần một lượng tiền tương ứng để cân bằng.

– Mức giá cả tăng: trước đây bạn mua 1 quả trứng gà 2.000đ, nay mua 1 quả trứng gà 3.000đ vì vậy sẽ cần bổ sung thêm 1.000đ à cùng một lượng hàng hóa như cũ nhưng phải chi nhiều tiền hơn.

Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là gì?

Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như trong đó có 2 yếu tố chính là cán cân thanh toán quốc tế và tổng cung tiền tệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

✅ Kiến thức: Cung - Cầu, giá thị trường
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo