Cụm từ là gì? (Cập nhật 2024)

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau một cách thoải mái và dễ dàng với vốn từ vựng mà mình đã tích cóp từ trước đến nay. Tuy nhiên, nếu ứng dụng ngôn ngữ vào văn viết, thậm chí là những lĩnh vực đòi hỏi phải có văn phong chuẩn chỉnh như báo chí, pháp lý thì ngữ pháp cần phải có độ chính xác cao. Mà cụm từ là đơn vị cú pháp quan trọng để tạo nên một câu. Vì vậy, bài viết này sẽ tìm hiểu cụm từ là gì? Và nó có vai trò như thế nào đối trong tiếng Việt.
Cụm Từ
Cụm từ là gì?

1. Khái niệm

Cụm từ là đơn vị cú pháp nhỏ nhất do các từ kết hợp với nhau tạo thành. Cụm từ là những tổ hợp từ gồm từ hai từ trở lên, trong đó có ít nhất là một thực từ.

2. Phân loại cụm từ

Trong ngôn ngữ, có hai loại cụm từ: Cụm từ tự do và cụm từ cố định.

2.1  Cụm từ tự do

Cụm từ tự do là đơn vị ngữ pháp. Vì vậy, khi nhắc đến cụm từ với tư cách là đơn vị cú pháp, người ta chỉ quan tâm đến cụm từ tự do mà thôi. Nói cách khác, trong ngữ pháp, thuật ngữ “cụm từ” đồng nghĩa với “cụm từ tự do”. Nó bao gồm:
  • Cụm từ chủ - vị: là cụm có 2 thành tố chính. Trong đó, chủ ngữ đi trước vị ngữ. Cụm này khác với câu là không có chức năng thông báo, không thực hiện được hành động nói. Ví dụ: Cách mạng tháng Tám (chủ ngữ) thành công (vị ngữ).
  • Cụm từ đẳng lập: có hai thành tố trở lên (mỗi thành tố tối thiểu là một từ), gắn bó với nhau bằng quan hệ ngữ pháp đẳng lập. Ví dụ: Ở đây và mọi nơi (đều có hai thành tố chỉ nơi chốn tạo thành).
  • Cụm từ chính phụ: là cụm từ gồm một thành tố chính và một hay nhiều thành tố phụ ở trước và sau thành tố chính. Cụm từ chính phụ bao gồm: cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ.
Cụm danh từ: là loại tổ hợp do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn danh từ, nhưng có chức năng giống danh từ.
Cụm động từ: còn gọi là động ngữ. Nó là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Trong đó thành tố trung tâm quan trọng là động từ còn các thành tố khác có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm,…
Cụm tính từ: là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành. Nó có ý nghĩa đầy đủ và cấu tạo phức tạp hơn tính từ, nhưng chức năng trong câu giống tính từ.

2.2 Cụm từ cố định

Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.
Cụm từ cố định được phân loại thành:
  • Thành ngữ: làm cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc gợi cảm. Ví dụ: chó cắn áo rách, ông mất của kia bà chìa của nọ, ba cọc ba đồng.
  • Ngữ cố định
  • Quán ngữ: là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ thuộc phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón, nhấn mạnh hoặc liên kết trong diễn từ. Ví dụ, nói tóm lại, nói cách khác, kết cục là.
  • Ngữ cố định định danh: là cụm từ cố định nhưng được tạo dựng theo cách gần như cách tạo những từ ghép mà thường được gọi là từ ghép chính phụ. Như là, lông mày lá liễu, tuần trăng mật, con gái rượu, má bánh đúc, mũi dọc dừa.

3. Các câu hỏi liên quan thường gặp

3.1 Từ là gì?

Từ là đơn vị nhỏ nhất tạo nên một câu. Dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất. Từ ngữ có nhiều công dụng như để gọi tên của một sự vật hoặc hiện tượng. Nó có thể là một danh từ, hoạt động là một động từ, tính chất là một tính từ.

3.2 Câu là gì?

Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.

3.3 Các thành phần của câu

+ Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu, nêu người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Câu thường có một hoặc nhiều chủ ngữ kế tiếp nhau.
+ Vị ngữ: Là thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ. Trong câu có một hoặc nhiều vị ngữ. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ.
+ Trạng ngữ: Là thành phần phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. Trạng ngữ bổ sung tình huống cho câu, để chỉ thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,…). Câu có thể có hoặc không có trạng ngữ. Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với chủ ngữ, vị ngữ bằng dấu phẩu. Câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ. Các trạng ngữ có thể cùng một ý nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa khác nhau.
Tham khảo bài viết phó từ là gì?
Sau khi tìm hiểu về cụm từ là gì và những đặc điểm của nó. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ có những thông tin hữu ích. Nếu quý bạn đọc có những thắc mắc về bài viết hay có vấn đề pháp lý cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ website: accgroup.vn.
✅ Kiến thức: ⭕ Cụm từ là gì
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo