Những người đang có ý định ra nước ngoài du lịch, du học, làm việc… hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ cục quản lý xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, trên thực tế không có quá nhiều người hiểu rõ về chức năng, vai trò của thể của cục quản lý này là gì. Để có thông tin chính xác cho mình, mời quý vị tham khảo bài viết dưới đây của ACC
1. Cục quản lý xuất nhập cảnh là gì?
Lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh Công an nhân dân (CAND) được hiểu chính là một lực lượng của ngành Công an, lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh Công an nhân dân vừa thực hiện chức năng nghiệp vụ lại vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động xuất nhập cảnh của các chủ thể là những công dân Việt Nam, nhập xuất cảnh và cư trú của các chủ thể là những người nước ngoài tại Việt Nam.
Lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh hiện nay sẽ bao gồm các cơ quan sau đây: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục An ninh cửa khẩu và các Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cục quản lý xuất nhập cảnh được hiểu cơ bản chính là cơ quan đầu ngành và hiện nay, Cục quản lý xuất nhập cảnh trực thuộc Bộ Công An. Vai trò chính của Cục quản lý xuất nhập cảnh đó là chỉ đạo toàn diện những mặt công tác liên quan tới hoạt động xuất nhập cảnh.
Những chủ thể là những người muốn làm thủ tục nhập hoặc xuất cảnh cụ thể như các hoạt động: xin cấp thẻ tạm trú, gia hạn visa, làm hộ chiếu, thẻ thường trú, xin miễn thị thực và nhiều hoạt động khác nữa sẽ cần liên hệ đến Cục quản lý xuất nhập cảnh nhằm mục đích để được hướng dẫn, tư vấn làm thủ tục nhanh chóng, chi tiết.
Hiểu một cách cơ bản thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh trực thuộc Bộ Công an Việt Nam và đây là cơ quan đầu ngành có chức năng tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương, thủ trưởng của Bộ Công an lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác xuất nhập cảnh.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh hiện nay có trụ sở chính tại Hà Nội (địa chỉ: 44 – 46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội), có cơ quan đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh (địa chỉ: 333-335-337 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) và cơ quan đại diện tại Đà Nẵng (địa chỉ: số 7 Trần Quý Cáp, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng).
2. Chức năng của Cục quản lý xuất nhập cảnh:
Cục quản lý xuất nhập cảnh với chức năng nhiệm vụ, hệ thống tổ chức đang ngày càng được kiện toàn và cùng với đó là trình độ chuyên môn ngày được nâng cao, lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh Công an nhân dân nói chung và Cục quản lý xuất nhập cảnh nới riêng đã đáp ứng kịp thời yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước cũng như phục vụ tốt đối với công tác chiến đấu và xây dựng của lực lượng Công an nhân dân. Vào năm 2008, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, năm 2013 Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.
Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ đảm nhiệm một số chức năng chính như sau:
– Cục quản lý xuất nhập cảnh có chức năng cấp thẻ thường trú đối với những người nước ngoài có nhu cầu học tập hay làm việc ở Việt nam.
– Cục quản lý xuất nhập cảnh có chức năng gia hạn tạm trú đối với người nước ngoài đang học tập, sinh sống hoặc làm việc ở Việt nam.
– Cục quản lý xuất nhập cảnh có chức năng cấp hộ chiếu với người dân Việt Nam.
– Cục quản lý xuất nhập cảnh có chức năng cấp thẻ tạm trú đối với người nước ngoài ở bộ công an, cục quản lý xuất nhập cảnh.
– Cục quản lý xuất nhập cảnh có chức năng xử lý một số vấn đề liên quan đến xuất nhập cảnh cho người nước ngoài và người Việt Nam.
– Cục quản lý xuất nhập cảnh có chức năng cấp thẻ APEC (ABTC) đối với những doanh nhân Việt Nam nếu đáp ứng đủ thủ tục xin cấp thẻ APEC.
– Một số các chức năng khác.
Ta thấy rằng, Cục quản lý xuất nhập cảnh về cơ bản sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ liên quan tới xuất nhập cảnh. Hoạt động xuất nhập cảnh có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước ta. Chính vì thế mà cần phải ngày càng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bổ sung các quy định để nhằm mục đích có thể giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tế; từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Nguyên tắc xuất nhập cảnh công dân cần biết
Dựa theo quy định nêu ở điều 3 Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 về nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh, nguyên tắc đầu tiên cần thực hiện chính là tuân thủ Hiến Pháp. Bởi Hiến pháp chính là đạo luật cơ bản nước CHXHCN Việt Nam.
Đây là một trong những điều luật quan trọng trong tiến trình bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, xây dựng nước CHXHCN Việt Nam do người dân làm chủ. Toàn bộ quyền lực nhà nước sẽ thuộc về nhân dân. Không chỉ mỗi xuất nhập cảnh cần tuân thủ mà những ngành luật khác cũng đều cần tuân thủ.
Bên cạnh đó, cần có các phương án thực hiện nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, khoa học. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hơn trong vấn đề quản lý người nước ngoài. Nâng cấp hệ thống tiếp nhận, khai báo, quản lý những thông tin tạm trú người nước ngoài thông qua Internet.
Tiến độ triển khai, xây dựng các dự án, trọng điểm chính là dự án phát hành, sản xuất hộ chiếu điện tử; xây dựng lực lượng về an ninh trên không… Trong lĩnh vực nhập/xuất cảnh cũng cần đảm bảo an ninh quốc gia. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo công tác trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia.
Nguyên tắc cuối cùng chính là xử phạt vi phạm với hành vi nhập/xuất cảnh trái quy định pháp luật. Ví dụ điển hình là vượt biên trái phép. Đây là hành vi qua lại địa phận biên giới quốc gia nhưng không có thủ tục nhập/xuất cảnh.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn Cục quản lý xuất nhập cảnh:
Hiện nay, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp thị thực điện tử theo đề nghị của cơ quan, tổ chức.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ thực hiện kiểm tra, xét duyệt nhân sự, cấp phép nhập cảnh cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp hộ chiếu phổ thông.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp Giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp, cấp lại thẻ ABTC (lần đầu) cho doanh nhân VIệt Nam.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ có nhiệm vụ đăng ký thường trú tại Việt Nam đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài để cư trú tại Việt Nam.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ có chức năng gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp giấy phép xuất, nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam.
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, xét duyệt nhân sự, cấp phép nhập cảnh cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
Ta hiểu xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Còn nhập cảnh được hiểu là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Hiện nay, ta thấy rằng, xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển kinh tế nên nhu cầu về xuất nhập cảnh của không chỉ công dân Việt Nam mà của các chủ thể là những người nước ngoài đang rất lớn. Bởi vì thế mà các chủ thể cũng cần có hiểu biết về các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề xuất nhập cảnh. Đây là vấn đề có vai trò hết sức quan trọng để các chủ thể là công dân Việt Nam và người nước ngoài có thể xuất nhập cảnh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nội dung bài viết:
Bình luận