Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc Bộ Công an Việt Nam là cơ quan đầu ngành thống nhất, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy theo Luật Phòng cháy và chữa cháy; tổ chức thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của Nhà nước và của Bộ trưởng Bộ Công an. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Giới thiệu về Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.
Giới thiệu về Cục Cảnh sát PCCC và CNCH
1. Quá trình phát triển
- Ngày 12/8/1961 Chính phủ có Tờ trình số 2704/NC trình lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Pháp lệnh “Quy định việc quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC” và ngày 27/9/1961 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC; ngày 04/10/1961 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh này. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy.
- Ngày 04/6/1996, ký thay Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg lấy ngày 04/10 hàng năm là ngày PCCC toàn dân.
- Ngày 25/3/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3, Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Theo đó, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH được nâng cấp từ Cục trực thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTATXH lên trực thuộc Bộ Công an.
2. Chức năng và nhiệm vụ
- Tham mưu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
- Thực hiện các biện pháp phòng cháy; chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra.
- Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
- Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
3. Lãnh đạo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH
Lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
1. Cục trưởng:
- Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh.
2. Các Phó Cục trưởng:
- Đồng chí Thiếu tướng Đỗ Minh Dũng.
- Đồng chí Đại tá Trần Trung Thành.
- Đồng chí Đại tá Nguyễn Minh Khương.
- Đồng chí Thượng tá Bùi Quang Việt.
- Đồng chí Thượng tá Hoàng Ngọc Huynh.
Các đơn vị thuộc Cục như sau:
1. Phòng Tham mưu (Phòng 1);
2. Phòng Tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Phòng 2);
3. Phòng Công tác phòng cháy (Phòng 3);
4. Phòng Thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy (Phòng 4);
5. Phòng Công tác chữa cháy (Phòng 5);
6. Phòng Công tác cứu nạn, cứu hộ (Phòng 6);
7. Phòng Khoa học - công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Phòng 7);
8. Thanh tra Phòng cháy, chữa cháy;
9. Phòng Hậu cần - kỹ thuật (Phòng 9);
10. Trung tâm Huấn luyện và ứng phó về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an (Trung tâm 1);
11. Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Trung tâm 2).
4. Tổ chức
- Phòng Tham mưu (Phòng 1)
- Phòng Tuyên truyền và Xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Phòng 2)
- Phòng Công tác phòng cháy (Phòng 3)
- Phòng Thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy (Phòng 4)
- Phòng Công tác chữa cháy (Phòng 5)
- Phòng Công tác cứu nạn, cứu hộ (Phòng 6)
- Phòng Khoa học - Công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Phòng 7)
- Thanh tra phòng cháy, chữa cháy (Phòng 8)
- Phòng Hậu cần - Kỹ thuật (Phòng 9)
- Trung tâm Huấn luyện và Ứng phó quốc gia về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Trung tâm 1)
- Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Trung tâm 2)
5. Ý nghĩa của công tác phòng cháy chữa cháy là gì?
5.1. Chủ động nắm bắt tình huống khi xảy ra hoả hoạn
Có sự hiểu biết về các phương pháp phòng cháy, chữa cháy sẽ giúp bạn có thể chủ động nắm bắt được tình hình, cách phòng tránh cháy nổ. Trong tình hình xảy ra hỏa hoạn có thể bình tĩnh xử lý, đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như người thân.
5.2. Ý nghĩa phòng chống cháy nổ trong cơ quan, xí nghiệp là gắn kết cộng đồng
Không chỉ hạn chế rủi ro không mong muốn, phòng cháy chữa cháy còn mang ý nghĩa tích cực đó là để con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau. Qua các buổi tập huấn không chỉ nâng cao kiến thức cần thiết về phòng chống cháy nổ mà còn giúp mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau, tăng tình đoàn kết cộng đồng.
5.3. Giúp hạn chế thiệt hại về người và của
Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy là giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Mọi người có thể hiểu rõ những nguyên nhân nào dẫn đến cháy, cách nào hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát trở lại. Bằng cách tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có thể tránh được những trường hợp xấu xảy ra, trong tình huống nguy cấp có thể giảm thiết hạn về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội
Bên cạnh đó, có kiến thức, sự am hiểu thông tin về phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng cơ hội cháy nổ để vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người khác.
6. Vai trò và tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy trong tình hình hiện nay
Ý nghĩa phòng cháy chữa cháy sẽ không đầy đủ nếu như thiếu các thiết bị phòng chống cháy nổ cơ bản để đảm bảo an toàn trong trường hợp nguy cấp.
Các thiết bị phòng cháy nổ và chữa cháy đóng vai trò vô cùng to lớn, hỗ trợ xử lý các đám cháy hiệu quả, ngăn ngừa, hạn chế đám cháy lan rộng cũng như bảo vệ tính mạng, tài sản.
Mỗi gia đình dù sống trong khu vực đông dân cư hay không cũng cần phải có ít nhất một bình cứu hỏa để có thể sử dụng khi phát sinh tình huống cháy nổ. Tại các khu chung cư, khu công nghiệp, công ty, doanh nghiệp cần có hệ thống thiết bị báo cháy, bơm chữa cháy,...hạn chế nguy cơ tiềm ẩn, kịp thời xử lý nếu có hỏa hoạn xảy ra.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Giới thiệu về Cục Cảnh sát PCCC và CNCH. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận