Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ là gì?

Cục Điều tra Liên bang (tên gốc tiếng Anh: Federal Bureau of Investigation viết tắt FBI) là một cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, có nhiệm vụ thực hiện điều tra tội phạm ở cấp độ liên bang và tình báo nội địa. FBI có quyền hạn điều tra về các vi phạm trong hơn 200 danh mục về tội ác liên bang.Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ là gì?. Mời khách hàng cùng theo dõi.

Fbi (cục Điều Tra Liên Bang) Là Gì? Nhiệm Vụ, Và Quyền Hạn

1. Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ là gì?

Cục Điều tra Liên bang (tên gốc tiếng Anh: Federal Bureau of Investigation viết tắt FBI) là một cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, có nhiệm vụ thực hiện điều tra tội phạm ở cấp độ liên bang và tình báo nội địa. FBI có quyền hạn điều tra về các vi phạm trong hơn 200 danh mục về tội ác liên bang. Khẩu hiệu của Cục là Trung thành, Quả cảm, Liêm chính.

Trụ sở của Cục là Tòa nhà J. Edgar Hoover tọa lạc tại thủ đô Washington, D.C. Còn 56 văn phòng đại diện nằm rải rác và hơn 400 cơ quan địa phương ở các thành phố nhỏ và thị trấn trên khắp các thành phố lớn của Hoa Kỳ. Ngoài ra, Cục còn có hơn 50 văn phòng được gọi là ‘’tùy viên pháp lý’’ bên trong các lãnh sự Hoa Kỳ trên khắp thế giới.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ

Trong năm tài chính 2010, ngân quỹ tối thiểu của FBI xấp xỉ 7.9 tỉ USD, bao gồm 618 triệu USD  được sử dụng trong chương trình chống khủng bố, tội phạm máy tính, bạo loạn, vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tội phạm "cổ trắng" và các chương trình huấn luyện.

Nhiệm vụ chính của FBI là bảo vệ và phòng thủ nước Mỹ trước các mối đe dọa khủng bố và tình báo nước ngoài, phòng chống và thực thi pháp luật đối với tội phạm Hoa Kỳ và dịch vụ thông tin tội phạm tư pháp và nâng cao khả năng tự lập cho các cơ quan, đối tác liên bang, tiểu bang, thành phố và quốc tế.

FBI là cơ quan chủ đạo trong công tác điều tra của chính phủ liên bang. FBI nằm trong biên chế của Bộ Tư pháp và trực thuộc Tổng chưởng lý Hoa Kỳ. Tên gọi hiện nay của FBI được đặt ra từ năm 1935. Khẩu hiệu chính của FBI là: Trung thành, dũng cảm, chính trực.

Trụ sở FBI ở quận Columbia, Washington. Ban lãnh đạo FBI có giám đốc, một phó giám đốc và lãnh đạo các đơn vị chủ lực, cũng có thứ vị như trợ lý giám đốc. Theo điều luật được thông qua năm 1976, giám đốc FBI được Tổng thống đề cử thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn 10 năm theo tham vấn và sự đồng ý của Thượng viện.

FBI thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ trong nhiệm vụ điều tra, tìm kiếm, xét hỏi của Bộ Tư pháp. Thẩm quyền của FBI mở rộng tới đại đa số (hơn 200) các dạng phạm tội bị pháp luật liên bang truy xét, được xác định bởi hiến pháp liên bang, các quyết định hành chính của Tổng thống và Tổng chưởng lý Liên bang…

Những lĩnh vực hoạt động chính của FBI là:

- Đấu tranh chống khủng bố;

- Đấu tranh chống tội phạm có tổ chức;

- Công tác phản gián;

- Đấu tranh chống tội phạm ma tuý;

- Chống tội phạm cổ cồn;

- Điều tra các vụ vi phạm quyền con người;

- Đấu tranh chống những tội ác nghiêm trọng đối với các cá nhân…

Khi tiến hành điều tra và các biện pháp nghiệp vụ liên quan tới vi phạm đạo luật về bảo vệ an ninh quốc gia, FBI được quyền hoạt động như một cơ quan phản gián. Theo một sắc lệnh của Tổng thống Mỹ ký năm 1981 (United States Intelligence Activities. Executive Order 12333, December 4, 1981), FBI có nhiệm vụ điều hành phối thuộc các hoạt động phản gián của tất cả các cơ quan nhà nước, kể cả CIA và Bộ Quốc phòng.

Một chỉ thị của Tổng chưởng lý Hoa Kỳ năm 1983 (The Attorney General's Guidelines on General Crimes, Racketeering Enterprise and Domestic Security/Terrorism Investi gations. March 7, 1983) cho phép FBI toàn quyền tiến hành cái gọi là điều tra phản gián  hoạt động của một nhóm người bị tình nghi  khủng bố hay đe dọa an ninh nội địa của Mỹ.

Tháng 1/2001, Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Bill Clinton đã ký sắc lệnh "Công tác phản gián cho thế kỷ XXI" mà trên cơ sở đó, đã thành lập một Hội đồng phản gián, trong đó có  4 thành viên: giám đốc FBI, phó giám đốc CIA, Thứ trưởng Quốc phòng và đại diện Tổng chưởng lý.  Hội đồng này do giám đốc FBI làm "chủ trò".

Khả năng trở thành nhân viên FBI có ở mọi đàn ông và đàn bà là công dân Mỹ, thuộc độ tuổi từ  23 đến 37. Các ứng cử viên đều phải có bằng đại học trở lên. Họ sẽ phải chịu kiểm tra rất chặt chẽ và chi tiết trong nhiều lĩnh vực trước khi được đồng ý nhận vào làm ở FBI.

3. Địa vị Pháp lý

Nhiệm vụ của FBI được thành lập theo bộ luật số 28 của Hoa Kỳ, Phần 533, cho phép Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ chỉ định quan chức để điều tra các tội ác chống lại Hoa Kỳ. Những đạo luật khác cho phép FBI quyền và trách nhiệm điều tra các tội ác riêng biệt.

J. Edgar Hoover bắt đầu sử dụng ghi âm điện thoại vào thập niên năm 1920 trong thời kì Cấm Rượu ở Hoa Kỳ nhầm bắt những kẻ buôn lậu rượu. Một vụ án năm 1927, một tay buôn lậu rượu bị bắt khi đoạn ghi âm được đưa đến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, vốn đã cho phép FBI được phép sử dụng ghi âm phục vụ quá trình điều tra và không được vi phạm Điều 4 Sửa đổi của Hiến pháp Hoa Kỳ, quy định FBI không được xâm phạm gia trang bất hợp pháp của người khác để hoàn thành việc ghi âm. Sau khi Luật cấm Rượu bị bãi bỏ, Quốc hội Hoa Kỳ đã cấm việc ghi âm qua điện thoại, nhưng cho phép đặt máy nghe lén. Trong trường hợp khác tại Tòa án Tối cao, tòa án quy định năm 1939 chiếu theo điều luật 1934, các chứng cứ do FBI thu thập được bằng cách thu âm lén điện thoại sẽ không được chấp nhận tại tòa. Tòa án Tối cao năm 1967 đã thay đổi vụ án năm 1927, cho phép đặt máy nghe trộm, sau khi Quốc hội thông qua đạo luật "An toàn đường phố và kiểm soát tội ác trên xe buýt", cho phép các nhà chức trách thu âm qua điện thoại sau khi họ có trát bắt giữ.

Nhờ vào đạo luật "Chống tham nhũng có tổ chức và Ảnh hưởng của băng Đảng" mà FBI có được công cụ để tiến hành các chiến dịch chống lại tội phạm có tổ chức. Theo đạo luật "Dân quyền" năm 1964, FBI đồng thời chịu trách nhiệm thực thi và điều tra các tội danh liên quan đến bạo lực sẽ bị truy tố bởi cơ quan chủ quản là Bộ Tư pháp. Ngoài ra FBI cũng hợp tác với Cơ quan Bài trừ Ma túy (DEA) theo đạo luật "Kiểm soát Chất gây nghiện" năm 1970.

Đạo luật "Ái Quốc Hoa Kỳ" đã gia tăng rất nhiều quyền lực cho FBI, đặc biệt trong việc thu âm qua đường dây hữu tuyến và kiểm soát hoạt động của Internet. Một trong những điều khoản gây tranh cãi nhiều nhất đó là điều khoản "ẩn mình và nhìn trộm" cho phép FBI có quyền khám nhà khi người chủ nhà đi đâu xa và không cần phải thông báo ngay cho chủ nhà mà phải chờ đến vài tuần sau. Dưới nhiều điều khoản trong đạo luật "Ái Quốc Hoa Kỳ", FBI được phép lật lại hồ sơ thư viện của những nghi phạm khủng bố (điều mà Cục không được phép làm kể từ thập niên 1970).

Đầu thập niên năm 1980, Thượng viện tổ chức kiểm tra các hoạt động ngầm của FBI sau vụ tranh cãi Abscam. Năm sau đó, nhiều lời đề nghị được đưa ra nhằm thắt chặt lại các hoạt động của FBI.

Tháng 3 năm 2007, Tổng Thanh tra thuộc Bộ Tư pháp đã mô tả về FBI là "lạm dụng diễn ra khắp nơi và nghiêm trọng" trong việc gửi thư an ninh quốc gia, một loại trát hành chính được dùng để yêu cầu hồ sơ và dữ liệu liên quan đến một cá nhân nào đó. Bản báo cáo cho thấy giữa năm 2003 và năm 2005, FBI đã cấp phát hơn 140,000 thư an ninh quốc gia, rất nhiều trong số đó liên quan đến những người không hề có chút liên hệ nào đến khủng bố.

Nguồn tin thu thập được để FBI dùng trong điều tra sẽ được trình bày cho Viên Chưởng lý hoặc viên chức thuộc Bộ Tư pháp phù hợp, người được phép quyết định nên đưa vụ việc ra tòa hoặc hành động khác.

FBI thường hay hợp tác trong công việc với các cơ quan liên bang khác, như "Tuần tra Bờ biển Hoa Kỳ" (USCG) và "Bảo vệ Biên giới và Hải quan Hoa Kỳ"(CBP) trong lĩnh vực an ninh hải cảng hoặc sân bay, và "Ban An tòan Vận tải Quốc gia" trong điều tra máy bay rơi và các tai nạn nghiêm trọng khác. Cơ quan "Kiểm soát Nhập cư và Hải quan Hoa Kỳ"(ICE) là cơ quan duy nhất có đủ quyền lực gần với FBI để phối hợp điều tra. Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, FBI duy trì một vai trò đáng kể trong việc điều tra các tội liên bang.

4. Nhân sự

Theo số liệu tháng 12 năm 2009, FBI có tổng cộng 33,652 nhân viên. Trong đó bao gồm 13,412 đặc vụ và 20,420 chuyên viên hỗ trợ, như chuyên viên phân tích tình báo, chuyên gia ngôn ngữ, nhà khoa học, kỹ thuật viên công nghệ thông tin và các chuyên viên trong lĩnh vực khác.

Trang Tưởng niệm các sĩ quan đã hi sinh cung cấp lý lịch của 57 sĩ quan FBI hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ từ năm 1925 đến năm 2009.

5. Quy trình Tuyển dụng của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ

Để nộp đơn cho vị trí nhân viên FBI, thí sinh phải ở độ tuổi 23 đến 37. Tuy nhiên, việc này phụ thuộc vào Phòng Quản lý Nhân sự, đối với các thí sinh là cựu quân nhân có giới thiệu sẽ được dự tuyển ngay cả khi hơn 37 tuổi. Năm 2009, Phòng Quản lý Nhân sự đã phát hành cuốn cẩm nang hướng dẫn:OPM Letter Ứng viên phải có bằng công dân Hoa Kỳ, lý lịch tốt và có bằng cử nhân hệ 4 năm. Tất cả các nhân viên FBI đều được yêu cầu kiểm tra an ninh tối mật. Để thành công trong kì kiểm tra an ninh tối mật, các ứng viên tiềm năng phải vượt qua một loạt các "cuộc điều tra lý lịch bản thân phạm vi đơn"(SSBI) do Phòng Quản lý Nhân sự đưa ra. Các ứng viên đặc vụ phải vượt qua bài "Kiểm tra Thể chất"(PFT) bao gồm 300 mét chạy, 1 phút duỗi thẳng, hít đất hết cỡ và chạy 2.4 km. Ngoài ra ứng viên phải vượt qua đợt kiểm tra tim mạch với các câu hỏi về tiền sử sử dụng ma túy.

Sau khi các ứng viên tiềm năng vượt qua kì sát hạch kiểm tra tối mật và đồng ý ký vào đơn SF-312, họ sẽ tham dự trại huấn luyện FBI tại Căn cứ Thủy quân Lục chiến ở Quantico, Virginia. Các ứng viên trải qua 21 tuần tại Học viện FBI, tại đây họ tiếp tục 500 giờ học và 1000 giờ thực huấn. Sau khi tốt nghiệp, tân đặc vụ FBI sẽ được bố trí trên khắp Hoa Kỳ và thế giới, tùy vào khả năng riêng của từng người. Các chuyên viên hỗ trợ sẽ làm việc tại một trong các tòa nhà dành riêng mà FBI sở hữu. Tuy nhiên, bất kỳ đặc vụ hay nhân viên hỗ trợ nào cũng có thể bị chuyển công tác bất kỳ lúc nào nếu Cục cảm thấy cần họ hỗ trợ cho phòng đại diện hoặc một trong 400 cơ quan tại địa phương của FBI.

Quý khách hàng có thể sẽ quan tâm: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 số 48/2010/QH12

Có thể bạn quan tâm: Thông tư 10/2017 hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo