Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là cơ quan trực thuộc Bộ Công an Việt Nam, là cơ quan đầu ngành thống nhất, quản lý, chỉ đạo hướng dẫn lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy theo Luật Phòng cháy và chữa cháy; tổ chức thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của Nhà nước và của Bộ trưởng Bộ Công an. Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu về Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ qua bài viết dưới đây.
1. Quá trình phát triển của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Ngày 12/8/1961 Chính phủ có Tờ trình số 2704/NC trình lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Pháp lệnh “Quy định việc quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC” và ngày 27/9/1961 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC;
Ngày 04/10/1961 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh này. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy.
Ngày 04/6/1996, ký thay Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg lấy ngày 04/10 hàng năm là ngày PCCC toàn dân.
Ngày 25/3/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3, Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Theo đó, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH được nâng cấp từ Cục trực thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTATXH lên trực thuộc Bộ Công an.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Theo Luật Phòng cháy và chữa cháy, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có những chức năng và nhiệm vụ sau:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
- Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả.
- Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
- Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Hệ thống tổ chức của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
3.1. Lãnh đạo
Hiện nay, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có 01 Cục trưởng chỉ huy và có 05 Phó Cục trưởng giúp việc.
- Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh
- Các Phó Cục trưởng: Đại tá Huỳnh Thới An, Đại tá Bùi Quang Việt, Đại tá Hoàng Ngọc Huynh, Đại tá Nguyễn Minh Khương.
3.2. Các đơn vị trực thuộc
- Phòng Tham mưu (Phòng 1);
- Phòng Tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Phòng 2);
- Phòng Công tác phòng cháy (Phòng 3);
- Phòng Thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy (Phòng 4);
- Phòng Công tác chữa cháy (Phòng 5);
- Phòng Công tác cứu nạn, cứu hộ (Phòng 6);
- Phòng Khoa học – công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Phòng 7);
- Thanh tra Phòng cháy, chữa cháy;
- Phòng Hậu cần – kỹ thuật (Phòng 9);
- Trung tâm Huấn luyện và ứng phó về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an (Trung tâm 1);
- Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Trung tâm 2).
Trên đây là toàn bộ nội dung Giới thiệu về Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Luật ACC thực hiện. Nếu quý độc giả có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận