Cửa khẩu là gì? Quy định pháp luật về quản lý cửa khẩu

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, hoạt động xuất - nhập khẩu ngày càng phát triển và được chú trọng. Một vấn đề đóng vai trò vô cùng quan trọng khi thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu là quá trình quản lý cửa khẩu. Vậy cửa khẩu là gì? Quy định pháp luật về quản lý cửa khẩu như thế nào? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Cửa khẩu là gì?

Cửa khẩu là Nơi mà người, phương tiện, hàng hóa trong nước được phép xuất cảnh ra nước ngoài hoặc người, phương tiện, hàng hóa nước ngoài được nhập cảnh, quá cảnh vào trong nước.
Có 3 loại cửa khẩu:
  • Cửa khẩu đường bộ được đặt ở các điểm nút giao thông trong nước thông với nước ngoài
  • Cửu khẩu đường biển đặt tại các cảng biển
  • Cửu khẩu hàng không đặt tại các sân bay quốc tế trong nước.
Người, phương tiện, hàng hóa đi qua cửa khẩu đều chịu sự kiểm soát và biên phòng, hải quan, y tế.
Cửa Khẩu Là Gì
Cửa khẩu là gì

2. Quản lý cửa khẩu biên giới đất liền

2.1. Khái niệm

Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là khu vực cửa khẩu) là khu vực được xác định, có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trong đó bao gồm các khu chức năng để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu.
Cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.
Tại Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền quy định:
Căn cứ vào phạm vi đối tượng xuất, nhập; cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ và lối mở biên giới (sau đây gọi chung là cửa khẩu biên giới).
  • Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm thông quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời) được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới hai bên qua lại và các trường hợp khác nhằm thực hiện chính, sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới.
Việc quản lý cửa khẩu biên giới đất liền có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ cũng như việc di chuyển của con người. Việc ban hành quy định như vậy là rất cần thiết để bảo đảm vai trò và hoạt động của cửa khẩu biên giới đất liền.

2.2. Nguyên tắc

Nguyên tắc xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới được quy định như sau:
  • Người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
  • Người, phương tiện, hàng hóa không thuộc cư dân biên giới hai bên xuất, nhập qua lối mở biên giới thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Hoạt động xuất, nhập qua biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và nước ngoài chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền của Chính Phủ. Các hoạt động khác trái với quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các chủ thể là người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải tuân thủ các nguyên tắc xuất, nhập khẩu qua biên giới theo quy định trên. Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức thực hiện việc xuất, nhập khẩu qua biên giới trái với các nguyên tắc này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi cụ thể.

2.3. Các hành vi bị nghiêm cấm

  • Nghiêm cấm hành vi sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả, hộ chiếu, giấy tờ trái với quy định pháp luật Việt Nam.
  • Nghiêm cấm hành vi tổ chức, đưa, đón dẫn đường, chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.
  • Nghiêm cấm hành vi tuyên truyền, kích động hoặc có hành vi phá hoại an ninh, gây rối, gây mất trật tự công cộng, gây ùn tắc cản trở các hoạt động lưu thông hợp pháp tại cửa khẩu.
  • Nghiêm cấm hành vi sử dụng, mua bán, vận chuyển trái phép tài liệu, vật mang tin có chứa thông tin bí mật quân sự, bí mật nhà nước, sách báo, văn hóa phẩm độc hại; đưa, đón người, chuyên chở, xếp, dỡ hàng hóa không đúng nơi quy định, đi vào khu vực cấm.
  • Nghiêm cấm hành vi làm mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu, …
Để đảm bảo các thủ tục được thực hiện chính xác, Luật ACC cung cấp cho quý bạn đọc thêm Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu, và các thủ tục tạm nhập, tái xuất khác cửa khẩu.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để trả lời cho câu hỏi cửa khẩu là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện các thủ tục trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo