Tổng Cục thuế đã ban hành Công văn số 602 xử lý vướng mắc khoanh nợ, xóa nợ ngày 10 tháng 3 năm 2021 để giải đáp vướng mắc theo Công văn số 103363/CTHN-QLN ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Cục Thuế thành phố Hà Nội trong việc triển khai khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 và Thông tư số 69/2020/TT-BTC.
1. Khái niệm khoanh nợ, xóa nợ
Công văn 602 cũng như pháp luật hiện hành không có quy định rõ, tuy nhiên ta có thể hiểu:
1.1 Khoanh nợ
Khoanh nợ là tuyên bố của chủ nợ (thường là một tài khoản thẻ tín dụng) rằng một số nợ không có khả năng được thu hồi. Điều này xảy ra khi một người tiêu dùng trở nên quá hạn nghiêm trọng trên một khoản nợ. Theo truyền thống, các chủ nợ sẽ tuyên bố điều này tại thời điểm sáu tháng không có sự thanh toán. Tại Hoa Kỳ, các quy định Liên bang yêu cầu các chủ nợ khoanh nợ các cho vay trả góp sau 120 ngày kể từ ngày vi phạm, trong khi các tài khoản tín dụng tuần hoàn phải được khoanh nợ sau 180 ngày.
Mục đích của việc thực hiện một tuyên bố như vậy là để cung cấp cho các ngân hàng một miễn trừ thuế trên khoản nợ. Nợ xấu và thậm chí lừa đảo chỉ đơn giản là một phần của chi phí tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên, khoanh nợ không giải phóng con nợ khỏi nghĩa vụ phải trả nợ.
Công văn số 602 xử lý vướng mắc khoanh nợ, xóa nợ
1.2. Xóa nợ
Xóa nợ là việc người cho vay giải phóng người đi vay khỏi nghĩa vụ nợ của họ. Người đi vay có thể thương lượng trực tiếp với người cho vay về việc xóa nợ. Xóa nợ cũng có thể do các chương trình giảm nợ hay do người đi vay nộp đơn xin phá sản. Các khoản nợ được người cho vay xóa vẫn phải chịu thuế như một loại thu nhập. Nợ bị xóa thường sẽ được chủ nợ ghi lại và được báo cáo cho người đi vay dưới dạng khoản thu nhập.
Mục đích của việc xóa nợ là giúp giảm các gánh nặng cho một người đi vay có tình trạng tài chính căng thẳng. Trong một số trường hợp, các khoản nợ giữa các quốc gia cũng có thể được xóa để hỗ trợ kinh tế. Người đi vay căng thẳng tài chính có thể thương lượng với người cho vay về việc miễn trừ nợ. Họ có thể nộp đơn xin phá sản hoặc tham gia các chương trình xóa nợ để giảm tổng dư nợ đã vay. Khi được miễn trừ nợ, người đi vay cần chuẩn bị tiền thuế cho các khoản tiện nợ được xóa do chúng được xem như một dạng thu nhập tiết kiệm được từ việc xóa nợ.
2. Quy định của pháp luật về khoanh nợ, xóa nợ
2.1. Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội
- Điều 1: “Nghị quyết này quy định về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp (sau đây gọi chung là xử lý nợ) đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, bao gồm tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan phát sinh trước ngày Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành.”
- Khoản 4 Điều 4: “Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc để kiểm tra, xác minh thông tin người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế.”
- Khoản 1 Điều 5: "Khoanh nợ tiền thuế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 4 của Nghị quyết này.”
2.2. Điều 3 Thông tư số 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020 của Bộ Tài chính
“1. Tiền thuế bao gồm: các loại thuế theo quy định của pháp luật về thuế; các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước nộp một lần).
2. Tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp bao gồm: tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của tiền thuế quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khoanh nợ là việc thực hiện chưa thu nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế và không tính tiền chậm nộp đối với số nợ tiền thuế được khoanh nợ.”
Công văn số 602 xử lý vướng mắc khoanh nợ, xóa nợ
3. Hướng dẫn của Tổng cục thuế trong Công văn số 602 xử lý vướng mắc khoanh nợ, xóa nợ
3.1. Tiền thuế được khoanh nợ
Công văn 602 nêu rõ:
- Tiền thuế được khoanh nợ bao gồm tiền thuế và tiền phạt chậm nộp. Trong đó tiền chậm nộp không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp một lần, tiền thuê mặt nước nộp một lần và tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp một lần, tiền thuê mặt nước nộp một lần.
- Đối với hộ kinh doanh không còn hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng còn nợ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phát sinh trên thửa đất không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (đã dừng) của cá nhân thì số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp còn nợ đó không thuộc phạm vi tiền thuế được khoanh nợ theo quy định.
3.2. Thẩm quyền
Công văn 602 đồng tình với đề xuất của Cục Thuế thành phố Hà Nội: Thẩm quyền ký quyết định xóa nợ phụ thuộc vào số tiền đề nghị xóa nợ phát sinh tại từng cơ quan thuế địa phương cấp tỉnh. Cụ thể:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 15 tỷ đồng trở lên.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 05 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp dưới 05 tỷ đồng
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về việc giải đáp vướng mắc trong việc triển khai khoanh nợ, xóa nợ theo Công văn số 602 xử lý vướng mắc khoanh nợ, xóa nợ, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp các tổ chức, cá nhân phòng tránh rủi ro cũng như đảm bảo được quyền lợi trên thực tế. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận