Hướng dẫn viết Công văn phúc đáp CHUẨN theo quy định mới

Công văn phúc đáp là gì? Cách trình bày mẫu công văn phúc đáp như thế nào? Nhận biết được những băn khoăn của khách hàng ACC xin cung cấp đến bạn bài viết dưới đây. Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn biết về Công văn phúc đáp được cập nhật mới nhất. Mời bạn cùng tham khảo bài viết này nhé!
don-dat-hang-1
Công văn phúc đáp

1. Công văn phúc đáp là gì?

Công văn phúc đáp là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời một hoặc một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đặt ra cho chủ thể làm công văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản khác từ phía cá nhân, tổ chức khác

Mẫu công văn phúc đáp là việc soạn công văn phúc đáp lại nội dung yêu cầu từ phía chủ thể khi chủ thể (công dân, tổ chức, doanh nghiệp) nào đó có yêu cầu về một công việc nhất định.

2. Hướng dẫn viết công văn phúc đáp theo đúng quy định

ACC xin cung cấp mẫu công văn phúc đáp như sau:

TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Số: …../CV-……                      ……, ngày….. tháng….năm…….

Kính gửi:…………………………(2)……

Căn cứ công văn số … ngày … / … / … của cơ quan/tổ chức/cá nhân/doanh nghiệp… về vấn đề……(3)……

Chúng tôi xin trả lời như sau:…………(4)……………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Nhận được công văn này, còn điểm nào chưa rõ đề nghị ………(tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận công văn) …………..cho ý kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.

Trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:
– Như trên ..(5)……..;
– …………………….;
– Lưu: VT, ..(6)……..
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC (7)
(Ký, đóng dấu)


(1) Trích yếu nội dung công văn. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn;

(2) Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến/ nơi nhận công văn;

(3) Tóm gọn nội dung vấn đề trong công văn trước;

(4) Ghi rõ nội dung trả lời, hoặc các nội dung phúc đáp để phía cơ quan, đơn vị nhận công văn phúc đáp hiểu rõ và có căn cứ để thực hiện yêu cầu hoặc để trả lời lại; Tùy từng trường hợp khác nhau, sự việc cụ thể của khách hàng sẽ có những nội dung trả lời tương ứng, phù hợp;

(5) Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc hoặc trong nội dung công văn;

(6) Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn; số điện thoại đơn vị/cá nhân nhận công văn, số Telex, số Fax; địa chỉ email; Website. Nếu nơi nhận trong phần kính gửi của Công văn là những chức danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần nơi nhận không ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh/chức vụ đó vào;

(7) Trong trường hợp đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thể ký thì có thể để người có thẩm quyền khác ký thay hoặc thừa lệnh ký theo đúng quy định của pháp luật và phải có giấy tờ kèm theo chứng minh đủ điều kiện ký thay như Giấy ủy quyền

3. Một số câu hỏi pháp lí liên quan

3.1 Công văn phúc đáp được sử dụng khi nào?

Mẫu công văn phúc đáp chính là việc các chủ thể thực hiện soạn công văn phúc đáp lại nội dung yêu cầu từ phía các chủ thể khi các chủ thể đó (cụ thể là các công dân, tổ chức, doanh nghiệp) nào đó có yêu cầu về một công việc nhất định. Hay, nói cách khác công văn phúc đáp chính là công văn được dùng nhằm mục đích để trả lời về những vấn đề mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Mẫu công văn phúc đáp sẽ đưa ra trích yếu nội dung công văn. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn; Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến và nơi nhận công văn; Tóm gọn nội dung vấn đề trong công văn trước;…

3.2 Phúc đáp là gì?

Phúc đáp được hiểu cơ bản chính là việc trả lời bằng thư từ, công văn một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra hay đặt ra cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Thuật ngữ phúc đáp cũng thường được đi kèm trong các công văn trả lời cụ thể như là công văn phúc đáp.

3.3 Hãy nêu đặc điểm của công văn phúc đáp?

– Thứ nhất: Công văn phúc đáp thực chất sẽ không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên trình tự, thủ tục ban hành đối với công văn phúc đáp sẽ khá đơn giản, nhanh chóng, phù hợp đối với những trường hợp giải quyết các công việc khẩn cấp.

– Thứ hai: Công văn phúc đáp cũng có nhiều loại khác nhau và công văn phúc đáp cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau cụ thể như kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật để sao cho có thể phù hợp với nhiều mục đích khác nhau của các chủ thể ban hành.

Thứ ba: Công văn phúc đáp cũng không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ban hành mà công văn phúc đáp cũng có thể do các chủ thể là những cá nhân ban hành nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có đưa ra quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó.

– Thứ tư: Trong công văn phúc đáp sẽ không có hiệu lực thi hành nên công văn phúc đáp cũng sẽ chấm dứt hiệu lực khi các chủ thể thực hiện xong, giải quyết xong các công việc trên thực tế được nêu trong công văn phúc đáp.

– Thứ năm: Công văn phúc đáp cũng sẽ không được áp dụng rộng rãi phổ biến mà các công văn phúc đáp cũng sẽ chỉ được áp dụng cho chủ thể đó, công việc đó. Đặc biệt là đối với công văn phúc đáp có nội dung hướng dẫn, nếu có sự việc tương tự, muốn được giải quyết thì các chủ thể sẽ vẫn có trách nhiệm cần phải xin hướng dẫn từ đầu.

3.4 Phạm vi của công văn phúc đáp tới đâu? 

– Ta thấy rằng, công văn phúc đáp trên thực tế sẽ không phải là một văn bản quy phạm pháp luật nên công văn phúc đáp như đã phân tích cụ thể bên trên sẽ không có hiệu lực đối với tất mọi người, tất cả các cơ quan hay các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn phúc đáp thực chất sẽ chỉ có giá trị hiệu lực, giá trị áp dụng cụ thể đối với các chủ thể là những cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận được công văn phúc đáp.

– Các chủ thể là những cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận được công văn phúc đáp sẽ có trách nhiệm thực hiện theo đúng những yêu cầu, nội dung của công văn phúc đáp và các chủ thể này cũng cần phải trả lời cho chủ thể ban hành công văn phúc đáp về việc đã nhận được công văn phúc đáp hoặc nội dung yêu cầu của công văn phúc đáp nếu đó là công văn yêu cầu, đề nghị, xin ý kiến hoặc kết quả của việc thực hiện công văn phúc đáp đó.

– Công văn phúc đáp được biết đến cơ bản chính là loại văn bản không có ghi rõ ràng về thời hạn hiệu lực, thời điểm hết hiệu lực của văn bản đó giống như văn bản hành chính thông thường khác. Thời điểm hết hiệu lực của công văn phúc đáp đó là khi nội dung công việc, sự kiện trong công văn phúc đáp đã kết thúc hoặc cũng đã có một công văn mới được sử dụng thay thế.

4. Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Qúy khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

>>>Tại đây, ACC cũng cung cấp công văn xin gia hạn hợp đồng xây dựng tại đây, kính mời bạn đọc tham khảo!!

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Mẫu công văn phúc đáp cập nhật 2022. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979
  • Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo