Hướng dẫn viết công văn giải trình không phát sinh doanh thu

Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về công văn giải trình không phát sinh doanh thu . Công ty Luật ACC cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp chúng tôi cam kết giải đáp các thắc của bạn liên quan đến công văn giải trình không phát sinh doanh thu. Mời bạn cùng tham khảo!

cong-van-giai-trinh-khong-phat-sinh-doanh-thu
Công văn giải trình không phát sinh doanh thu

1. Công văn giải trình không phát sinh doanh thu là gì ?

Công văn giải trình không phát sinh doanh thu là văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân để giải trình với cơ quan có thẩm quyền hoặc các cơ quan khác trực tiếp quản lý vấn đề cần giải trình.

Nội dung chính của công văn là để trình bày trong một thời gian nào đó, đơn vị không có doanh thu dương theo số liệu của sổ sách, chứng từ kế toán.

2. Hưỡng dẫn viết công văn giải trình không phát sinh doanh thu

Mời quý khách hàng tham khảo công văn giải trình không phát sinh doanh thu được soạn thảo bởi công ty Luật ACC chúng tôi theo đúng quy định về thể thức văn bản hành chính tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP dưới đây:

CÔNG TY CỔ PHẦN … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
Số:…./….-…….
V/v giải trình không phát sinh doanh thu
….. ,ngày…. tháng ……..năm……….

Kính gửi: Chi cục thuế quận …………

Căn cứ …………………………………………………………………………………………..;

Tên công ty: Công ty cổ phần ………………………………………….……………..

Người đại diện theo pháp luật:……………………………… Chức vụ:…..………….

Mã số thuế:…………………………………………………………………………….

Trụ sở chính:…………………………………………………………………………..

Điện thoại:…………………………………………………………………………….

Ngành nghề kinh doanh:………………………………………………………………

Báo cáo giải trình về không phát sinh doanh thu:

1.Kế hoạch bán hàng và kết quả bán ra:

Tên sản phẩm Giá bán Doanh thu …. …….
1,… ……… VNĐ Không phát sinh    
2,….. ………VNĐ Không phát sinh    
3,…..        

Công ty gửi kèm các giấy tờ chứng minh liên quan (Nếu có).

Trên đây là kết quả giải trình không phát sinh doanh thu của Công ty cổ phần…….

Kính đề nghị Chi cục thuế quận………………………… tiếp nhận xem xét ./.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:………….
CÔNG TY CỔ PHẦN …
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức văn bản hành chính cần bao gồm các thành phần như sau:

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ;

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

- Số, ký hiệu của văn bản;

- Địa danh và thời gian ban hành văn bản;

- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản;

- Nội dung văn bản;

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;

- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức;

- Nơi nhận.

Ký hiệu Công văn phải bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh ban hành Công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.

Trích yếu nội dung Công văn trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.

Nơi nhận Công văn được quy định như sau:

- Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;

- Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.

3. Những câu hỏi thường gặp.

3.1. Công văn giải trình thuế là gì?

Công văn giải trình thuế có thể hiểu đơn giản là các văn bản hành chính được các doanh nghiệp, hoặc cơ quan, tổ chức soạn thảo để giải thích, làm rõ các vấn đề vướng mắc liên quan đến thuế khi làm việc với cơ quan quản lý thuế.

3.2. Mẫu công văn giải trình sự việc là gì?

Mẫu công văn giải trình sự việc là dạng công văn giải trình của doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về một sự việc nào đó như chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, tiến độ dự án đầu tư, đáp ứng điều kiện đầu tư của doanh nghiệp, số liệu kế toán không khớp,…. Doanh nghiệp chỉ phải làm công văn giải trình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước.

3.3. Công văn giải trình dùng để làm gì?

Công văn giải trình của các doanh nghiệp được sử dụng để trình bày, giải thích về một vấn đề nào đó khi có yêu cầu.

Một số Công văn giải trình thường dùng trong doanh nghiệp như: Công văn giải trình với khách hàng, Công văn giải trình về chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, tiến độ dự án đầu tư; Công văn giải trình với cơ quan thuế,…

4. Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

>>>Tại đây, ACC cũng cung cấp Công Văn Giải Trình Chưa Thành Lập Công Đoàn tại đây, kính mời bạn đọc tham khảo!!

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến công văn giải trình không phát sinh doanh thu. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Hotline: 1900.3330

Zalo: 0846967979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo