Công văn giải trình chưa thành lập công đoàn

Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm Công văn giải trình chưa thành lập công đoàn. Công ty Luật ACC cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp chúng tôi cam kết giải đáp các thắc của bạn liên quan đến Công văn giải trình chưa thành lập công đoàn. Mời bạn cùng tham khảo!

Cong-van-giai-trinh-chua-thanh-lap-cong-doan

Công văn giải trình chưa thành lập công đoàn

1. Công văn giải trình chưa thành lập công đoàn

(TÊN DOANH NGHIỆP)

V/v: Đề nghị xác nhận chưa đủ điều kiện thành lập Công đoàn

--------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày …  tháng … năm …

Kính gửi: ............................................................................ (Công đoàn cấp trên trực tiếp. Ví dụ: Ban thường vụ Liên đoàn Lao động Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội)

Tên doanh nghiệp: .............................................................

Mã số doanh nghiệp / Mã số thuế: ......................................

Địa chỉ trụ sở: ......................................................................

Điện thoại: .....................................  Fax: ...............................................

Đại diện: ........................................  Chức vụ: .......................................

Căn cứ vào pháp luật lao động hiện nay, công ty chúng tôi chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở.

Nay làm công văn này gửi đến Ban thường vụ ...................................... (Công đoàn lao động cấp trên trực tiếp) đề nghị được xác nhận hiện Công ty chúng tôi chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở để Công ty hoàn tất các thủ tục xây dựng và thông báo thang lương, bảng lương cho cơ quan quản lý lao động.

Rất mong nhận được phản hồi của Qúy cơ quan.

Trân trọng.

Xác nhận của ...............................

(Công đoàn cấp trên trực tiếp)

                                                                

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

2. Quy định thành lập các tổ chức chính trị – xã hội tại doanh nghiệp

 Tổ chức Công đoàn

  •  Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
  •  Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
  •  Sau thời gian quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.

3. Không thành lập công đoàn có phải đóng kinh phí công đoàn không ?

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  •  Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
  • Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
  • Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

  •  Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
  • Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

5. Công ty Luật ACC

Nếu bạn muốn biết thêm về Công văn giải trình chưa thành lập công đoàn thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến Công văn giải trình chưa thành lập công đoàn một cách nhanh nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

    • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
    • Zalo: 084.696.7979
    • Khiếu nại: 1800.0006
    • Văn phòng: (028) 777.00.888

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo