Công văn đề xuất là một trong những văn bản hành chính thông dụng được nhiều người quan tâm. Trong bài viết bên dưới ACC sẽ cập nhất mẫu mới nhất để quý khách tham khảo.
Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của tổ chức. Bởi vậy, trong hoạt động tổ chức nói chung còn sử dụng công văn đề xuất với mẫu dưới đây.
1. Công văn đề xuất là gì?
Công văn là hình thức văn bản hành chính thông dụng được sử dụng phổ biến trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công văn được xem như một phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan nhà nước với cấp trên, cấp dưới và công dân.
Công văn đề xuất là văn bản đưa ra một ý kiến hoặᴄ một ý tưởng nào đó haу ho, thú ᴠị, ѕáng tạo để người đưa ra đề хuất ấу ᴄùng một nhóm người kháᴄ ᴄùng хem хét, ᴄân nhắᴄ ᴠà dựa trên đó để đưa ra quуết định chính thức.
2. Có được làm công văn đề xuất không?
Trong việc soạn thảo, ban hành công văn, việc đề xuất không phải là một khái niệm quá xa lạ. Bởi vậy, khi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức muốn đưa ra một ý kiến, phương pháp, giải pháp nào với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đối tác thì có thể làm công căn đề xuất với các nội dung chính được chỉ rõ ở mục bên dưới!
3. Các nội dung trong công văn đề xuất
Công văn phải có đủ các phần sau đây:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa danh và thời gian gửi công văn.
- Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.
- Chủ thể nhận công văn (cơ quan hoặc cá nhân).
- Số và ký hiệu của công văn.
- Trích yếu nội dung.
- Nội dung công văn.
- Chữ ký, đóng dấu.
- Nơi gửi.
- Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết Công văn
- Công văn hướng dẫn: hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới.
- Công văn đôn đốc: đôn đốc cấp dưới, tránh được sự thiếu triệt để trong những hoạt động chuyên môn hoặc kịp thời chỉ ra những sai sót cần khắc phục trong thực tiễn.
- Phần nội dung: Nêu cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của cơ quan gửi Công văn. Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:
- Viện dẫn vấn đề.
- Giải quyết vấn đề.
- Kết luận vấn đề.
4. Mẫu công văn đề xuất
TỔ CHỨC/ĐƠN VỊ/CƠ QUAN
————— Số: ………./CV-…. V/v: ……………(1)………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Địa danh, ngày …. tháng …….. năm ……. |
Kính gửi:…………………
– Về nội dung:
+ Cần nêu rõ nội dung kiến nghị vấn đề gì;
+ Nguyên nhân hoặc lý do gửi công văn;
+ Đề nghị thời hạn trả lời công văn (phúc đáp).
– Kết thúc công văn: Mong quý cơ quan … ; hoặc ông, bà …… sớm trả lời cho chúng tôi được biết.
Xin chân thành cảm ơn!
Nơi nhận: – Như trên ..(3)……..; – …………………….; – Lưu: VT, ..(4)…….. |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC (5)
(Ký, đóng dấu) |
Địa chỉ: Số ……… đường….., huyện/quận/thành phố:……., tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ...
Điện thoại: ….………………….……., Fax: …….……
Email: …………..………….; Website: ………………….
Hướng dẫn viết công văn đề xuất:
(1) Trích yếu nội dung công văn. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn;
(2) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến/ nơi nhận công văn;
(3) Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc hoặc trong nội dung công văn;
(4) Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn; số điện thoại đơn vị/cá nhân nhận công văn, số Telex, số Fax; địa chỉ email; Website. Nếu nơi nhận trong phần kính gửi của Công văn là những chức danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần nơi nhận không ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh/chức vụ đó vào;
(5) Trong trường hợp đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thể ký thì có thể để người có thẩm quyền khác ký thay hoặc thừa lệnh ký theo đúng quy định của pháp luật và phải có giấy tờ kèm theo chứng minh đủ điều kiện ký thay (như Giấy ủy quyền).
5. Những câu hỏi thường gặp
Khi nào cần dùng đến Công văn đề nghị?
Theo Nghị định 30/2020, Công văn đề nghị được sử dụng khi các cơ quan, bộ phận cấp dưới, gửi cấp trên hoặc cơ quan, bộ phận ngang cấp hoặc cấp trên gửi cấp dưới để đề nghị, yêu cầu cơ quan, bộ phận đó cung cấp các thông tin, giải quyết Công văn có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Mẫu công văn đề nghị hợp tác là gì?
Hợp tác là việc mà các bên cùng nhau chung tay làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hoặc bất kỳ lĩnh vực nào để cùng hướng tới một mục tiêu chung.
Nội dung công văn giải trình?
+ Trình bày tóm tắt về các nội dung được yêu cầu giải trình;
+ Nêu rõ các nội dung cần giải trình theo yêu cầu của cấp trên hoặc tổ chức, đơn vị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ thể có thẩm quyền;
+ Nêu rõ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, quy chế hoặc thực hiện yêu cầu, nguyên nhân dẫn đến việc chưa thực hiện được;
Công văn đôn đốc, chấn chỉnh, nhắc nhở?
- Yêu cầu đôn đốc hoặc chấn chỉnh hoặc nhắc nhở các vướng mắc pháp lý liên quan đến vấn đề cụ thể cần được thực hiện. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn;
- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến/ nơi nhận công văn;
- Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc hoặc trong nội dung công văn;
Toàn bộ những nội dung trên là hướng dẫn của ACC về công văn đề xuất. Để đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện, việc tuân thủ các quy định về soạn thảo công văn là một điều cần thiết. Bởi vậy, khi có nhu cầu, liên hệ với ACC qua 1900.3330 để biết thêm chi tiết nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận