Công văn đăng ký hình thức kế toán là một trong những văn bản hành chính thông dụng được nhiều người quan tâm. Trong bài viết bên dưới ACC sẽ cập nhất mẫu mới nhất để quý khách tham khảo.
Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của tổ chức. Bởi vậy, trong hoạt động tổ chức nói chung còn sử dụng công văn đăng ký hình thức kế toán với mẫu dưới đây.
1. Công văn đăng ký hình thức kế toán là gì?
Công văn đăng ký hình thức kế toán là một yêu cầu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế ban đầu của các doanh nghiệp mới thành lập, sau khi đã được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh bên cạnh các giấy tờ như:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao được công chứng);
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc;
- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của doanh nghiệp;
- Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của người đại diện cho doanh nghiệp;
- Công văn/Bản đăng ký hình thức kế toán;
- Bảng đăng ký trích khấu hao tài sản cố định
- Tờ khai lệ phí môn bài bản sao đi kèm với xác nhận đã nộp tiền lệ phí môn bài.
2. Có được làm công văn đăng ký hình thức kế toán không?
Công văn là hình thức văn bản hành chính thông dụng được sử dụng phổ biến trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công văn được xem như một phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan nhà nước với cấp trên, cấp dưới và công dân. Bên cạnh đó, đây là văn bản bắt buộc trong việc thực hiện hồ sơ đăng ký kinh doanh và thuế và cực kỳ cần thiết trong hoạt động hiện nay.
3. Các nội dung trong công văn đăng ký hình thức kế toán
Công văn phải có đủ các phần sau đây:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa danh và thời gian gửi công văn.
- Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.
- Chủ thể nhận công văn (cơ quan hoặc cá nhân).
- Số và ký hiệu của công văn.
- Trích yếu nội dung.
- Nội dung công văn.
- Chữ ký, đóng dấu.
- Nơi gửi.
-Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết Công văn
- Công văn hướng dẫn: hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới.
- Công văn đôn đốc: đôn đốc cấp dưới, tránh được sự thiếu triệt để trong những hoạt động chuyên môn hoặc kịp thời chỉ ra những sai sót cần khắc phục trong thực tiễn.
- Phần nội dung: Nêu cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của cơ quan gửi Công văn. Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:
- Viện dẫn vấn đề.
- Giải quyết vấn đề.
- Kết luận vấn đề.
4. Mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán
Công ty ............................
CV Số:......... |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc |
CÔNG VĂN
(V/v: Đăng ký thực hiện hình thức, chế độ kế toán, hóa đơn).
Ngày ..... tháng ..... năm 20.....
Kính gửi: ..........................................................................................
Tên Công ty: Công ty ...............................................................................................................
Địa chỉ chính thức: ...................................................................................................................
Ngành hoạt động: ....................................................................................................................
Theo Giấy phép đầu tư (Giấy phép hoạt động) số: .................................................................
Công ty ....................................................................................... xin đăng ký sử dụng chế độ kế toán theo các nội dụng sau: ....................................
- Chế độ kế toán áp dụng: Việt Nam.
Của ngành hoạt động: công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.
- Hệ thống chứng từ ban đầu: theo quy định.
- Hệ thống tài khoản: Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC
- Hệ thống sổ kế toán: Nhật ký chung
Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Ngôn ngữ sử dụng trong kế toán: Tiếng Việt Nam
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng
Các đồng tiền khác phát sinh phải được quy đổi ra tiền ............................................ theo tỷ giá giao dịch của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá do Ngân hàng ............................................ công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Đơn vị đo lường sử dụng trong kế toán: Theo hệ thống đo lường chính thức áp dụng tại Việt Nam.
- Niên độ kế toán áp dụng: Niên độ kế toán đầu tiên: Từ ngày 01 tháng 08 đến hết ngày 31 tháng 12. Niên độ kế toán tiếp theo: Từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Chế độ khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Sử dụng hóa đơn đặt in.
Xin đề nghị ............................................................... xem xét chấp thuận.
Nơi nhận:
- Như trên |
Giám đốc (Ký tên và đóng dấu) |
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1 Khi nào doanh nghiệp phải dùng tới công văn đăng ký hình thức kế toán?
Công văn đăng ký hình thức kế toán là một yêu cầu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế ban đầu của các doanh nghiệp mới thành lập, sau khi đã được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5.2 Có bao nhiêu hình thức, chế độ kế toán hiện nay?
- Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ
- Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Chế độ kế toán cho doanh nghiệp lớn
- Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp
- Chế độ kế toán áp dụng đối với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về công văn đăng ký hình thức kế toán không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về công văn đăng ký hình thức kế toán uy tín, trọn gói cho khách hàng.
5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về công văn đăng ký hình thức kế toán của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Toàn bộ những nội dung trên là hướng dẫn của ACC về công văn đăng ký hình thức kế toán. Để đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện, việc tuân thủ các quy định về soạn thảo công văn là một điều cần thiết. Bởi vậy, khi có nhu cầu, liên hệ với ACC qua 1900.3330 để biết thêm chi tiết nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận