Công văn là một trong những văn bản hành chính. Theo đó văn bản hành chính là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về công văn của Bộ Nội Vụ.
1.Mẫu công văn của Bộ Nội Vụ.
Trước đây, công văn của Bộ Nội Vụ được quy theo Thông tư 01/2011/TT-NBV. Tuy nhiên Thông tư 01/2020/TT-NBV đã bãi bỏ bởi Thông tư 01/2020/TT-BNV. Mẫu công văn sẽ được quy định trong Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư. Mẫu công văn được quy định như sau:
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2 ___________________ Số: …/...3…-…4… V/v ……….6……. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ …5…, ngày ... tháng ... năm … |
Kính gửi:
- …………………………..;
- …………………………..;
…………… …… ……… ……… …….7…… ……… …………… …… ……..
………… ………… ……… ……… ………… … ……… ………… ……… ……
……… …………… ……… ………… …………… ……… ……… …… ………..
……… ……… ……… ………… ……… ………… ……… ………………/.
Nơi nhận:
- Như Điều.... ; - ..............; - Lưu: VT, ...8...9… |
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, Họ và tên |
2. Những lưu ý khi soạn thảo công văn.
Công văn được áp dụng bắt buộc đối với Nhà nước. Công văn có những quy chuẩn được quy định như sau:
Ký hiệu Công văn phải bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh ban hành Công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.
Trích yếu nội dung Công văn trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.
3. Câu hỏi thường gặp
Bộ Nội vụ là gì?
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Bộ nội vụ?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định số 34/2017/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ nội vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ nội vụ gồm:
1. Vụ Tổ chức – Biên chế.
2. Vụ Chính quyền địa phương.
3. Vụ Công chức – Viên chức.
4. Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
5. Vụ Tiền lương.
6. Vụ Tổ chức phi chính phủ.
7. Vụ Cải cách hành chính.
8. Vụ Hợp tác quốc tế.
9. Vụ Pháp chế.
10. Vụ Kế hoạch – Tài chính.
11. Vụ Tổng hợp.
Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ nội vụ quy định ở đâu?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định số 34/2017/NĐ-CP quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ nội vụ, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Bộ nội vụ.
Công chức ngành Nội vụ?
Công chức ngành Nội vụ thường là những người được tuyển dụng và được xếp vào ngạch công chức, làm việc trong các cơ quan thuộc ngành Nội vụ. Bao gồm cơ quan Bộ Nội vụ, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phòng Nội vụ cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Trên đây là những thông tin về công văn của Bộ Nội Vụ mà Công ty Luật ACC gửi tới bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu được hỗ trợ về các dịch vụ pháp lý đừng ngân ngại liên lạc đến Công ty Luật ACC thông qua:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận