Về nguyên tắc, chủ thể kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên không phải tình hình kinh doanh lúc nào cũng tốt đẹp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, thậm chí là phá sản. Vậy khi công ty phá sản có phải nộp thuế? ACC xin giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết sau:
1. Khi nào công ty được coi là phá sản?
Để trả trả lời câu hỏi: công ty phá sản có phải nộp thuế, trước tiên cần tìm hiểu về điều kiện công ty bị coi là phá sản. Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy, công ty được coi là phá sản khi đáp ứng đồng thời cả 2 điều kiện:
- Công ty đã mất khả năng thanh toán. mất khả năng thanh toán là tình trạng công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán,
- Công ty bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Lưu ý công ty phải có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền mới coi là bị phá sản. Để Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản thì công ty phải thực hiện các công việc sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Điều 5 Luật phá sản quy định nhóm người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Thứ nhất, người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng (nếu điều lệ có quy định)
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã
Thứ hai, người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Bước 2: Kiểm kê tài sản, lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ,họp hội nghị chủ nợ.
Khi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thụ lý, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Khi thủ tục phá sản được mở, Tòa án sẽ yêu cầu họp hội nghị chủ nợ.
Nếu hội nghị chủ nợ ra nghị quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của công ty thì thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận nghị quyết này
Bước 3: Công ty thực hiện các phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Công ty thực hiện các phương án, đường lối phục hồi hoạt động kinh doanh theo nghị quyết mà hội nghị chủ nợ đã thông qua.
Bước 4: Tòa án ra quyết định tuyên bố công ty phá sản
Nếu công ty đã thực hiện các phương án phục hồi theo nghị quyết của chủ nợ nhưng không thể phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc đã quá thời hạn phục hồi được quy định trong nghị quyết. Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố công ty phá sản.
Trên đây là những quy định chung về phá sản công ty, tiếp theo ACC sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: công ty phá sản có phải nộp thuế không?
2. Công ty phá sản có phải nộp thuế không?
Công ty phá sản có phải nộp thuế không là vấn đề rất được quan tâm. Vậy công ty phá sản có phải nộp thuế? ACC sẽ giải đáp ngay dưới đây:
Điều 67 Luật quản lý thuế 2019 quy định: nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản. Xem xét quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật phá sản thứ tự phân chia tài sản sau khi công ty bị Tòa án tuyên bố phá sản:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Như vậy, sau khi bị tuyên bố phá sản, tài sản của công ty sẽ được phân chia theo thứ tự ưu tiên nêu trên. Thứ tự ưu tiên thứ 4 có nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, trong đó có nghĩa vụ nộp thuế. Như vậy, công ty phá sản vẫn phải nộp thuế trong trường hợp còn nợ thuế, số tiền thuế này sẽ được thanh toán khi tài sản của công ty đủ thanh toán các chi phí, khoản nợ ở thứ tự ưu tiên thứ 1,2,3.
Hy vọng rằng phần tư vấn trên đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi: công ty phá sản có phải nộp thuế? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC chúng chúng tôi.
3. Những câu hỏi về nghĩa vụ thuế của công ty phá sản
Câu hỏi 1: Nếu đã thanh toán hết các khoản nợ, phần tài sản còn lại của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thuộc về đối tượng nào?
Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Phá sản 2014, trường hợp giá trị tài sản của công ty sau khi đã thanh toán đủ các khoản cần thanh toán vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
- Thành viên của Công ty hợp danh.
Câu hỏi 2: Nếu giá trị tài sản của công ty bị tuyên bố phá sản không đủ để thanh toán thì xử lý thế nào?
Vấn đề này được quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Phá sản 2014, nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Ví dụ công ty X bị tuyên bố phá sản, công ty X nợ công ty A 100 triệu, nợ công ty B 200 triệu. Sau khi thanh toán hết các khoản cần thanh toán theo quy định, tài sản của công ty X còn 30 triệu. Số tiền này sẽ được chia theo tỉ lệ nợ mà công ty X nợ công ty A và B. Cụ thể: công ty A sẽ được trả 10 triệu, công ty B sẽ được trả 20 triệu.
Câu hỏi 3: Việc xử lý tài sản có bảo đảm của doanh nghiệp khi bị tuyên bố phá sản như thế nào?
Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
Câu hỏi 4: ACC hỗ trợ thực hiện thủ tục phá sản công ty như thế nào?
ACC sẽ thực hiện giúp quý khách các công việc như:
- Thanh lý hợp đồng và giải quyết vấn đề về lao động.
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến, phá sản doanh nghiệp.
- Tư vấn và/hoặc đại diện khách hàng làm việc với người lao động, chủ nợ…
- Phân chia, thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
- Tư vấn, đại diện quý khách làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thủ tục liên quan đến phá sản doanh nghiệp.
4. Dịch vụ tư vấn công ty phá sản của ACC
Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi: “công ty phá sản có phải nộp thuế không?”. Nếu có các vướng mắc pháp lý liên quan đến phá sản công ty, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn công ty phá sản của ACC chúng tôi.
Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình.
Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
✅ Quy định: | ⭕ Công ty phá sản có phải nộp thuế? |
✅ Cập nhật: | ⭐ 2022 |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận