Một số các công ty nước ngoài tại Việt Nam

Chào mừng bạn đến với bài viết của ACC về "Một số các công ty nước ngoài tại Việt Nam"! Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và toàn diện nhất về các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Với nền kinh tế ngày càng phát triển và môi trường đầu tư hấp dẫn, Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn quốc tế. Các công ty này không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ, kiến thức.

Đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu về những công ty hàng đầu từ các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và châu Âu. Bạn sẽ được tìm hiểu về các lĩnh vực mà họ đang hoạt động, từ sản xuất, công nghệ thông tin, đến tài chính và dịch vụ. Đặc biệt, bài viết sẽ nêu bật những thành tựu và đóng góp của họ đối với nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, ACC cũng sẽ chia sẻ về những lợi ích và thách thức mà các công ty nước ngoài đang gặp phải khi đầu tư vào Việt Nam. Chúng tôi sẽ phân tích các yếu tố như chính sách đầu tư, môi trường kinh doanh, và các cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về sự hiện diện của các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Hơn nữa, bài viết còn cung cấp các thông tin hữu ích về quy trình và thủ tục để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của ACC, chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất để hỗ trợ quá trình đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Hãy cùng ACC khám phá những điểm nổi bật và tiềm năng phát triển của các công ty nước ngoài tại Việt Nam trong bài viết này. Chúng tôi tin rằng, thông qua bài viết, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện và hiểu rõ hơn về bức tranh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

Một số các công ty nước ngoài tại Việt Nam

Một số các công ty nước ngoài tại Việt Nam

I. Công ty nước ngoài là gì? 

Căn cứ theo khoản 9 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 68/2014/QH13 quy định công ty nước ngoài tại Việt Nam là công ty thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. So với Luật Doanh nghiệp năm 2014, hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 không có sự thay đổi khi nhắc đến thuật ngữ "tổ chức nước ngoài" vì theo đó "Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài."

II. Một số các công ty nước ngoài nổi tiếng tại Việt Nam 

1. Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam

Năm 1995, Unilever lần đầu đặt chân đến Việt Nam và 27 năm sau, nó đã trở thành một trong những “người bạn đồng hành” quen thuộc của nhiều thế hệ người Việt.

Những vật dụng đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày có thể kể đến như: Xà phòng Lifebuoy, bột giặt Omo hay dầu gội Sunsilk, v.v. Đây có lẽ là những cái tên không quá xa lạ với chúng ta kể từ khi còn bé.

Trong gần 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, Unilever đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình tại nơi đây.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 156 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
  • SĐT: (028) 54135686

2. Công ty TNHH AEON Việt Nam 

Công ty TNHH AEON Việt Nam hiện đang đầu tư và kinh doanh nhiều lĩnh vực bán lẻ như: Thương mại, cửa hàng bách hóa và siêu thị, cửa hàng và thương mại điện tử. 

Khởi đầu bằng trung tâm mua sắm AEON Tân Phú Celadon vào đầu năm 2014, đến đầu năm 2021 AEON Việt Nam đang vận hành và kinh doanh:

  • 03 Trung tâm mua sắm
  • 03 Trung tâm Bách hóa Tổng hợp & Siêu Thị
  • 29 cửa hàng chuyên doanh
  • 02 Siêu thị vừa và nhỏ AEON MaxValu
  • Trang thương mại điện tử AEON Eshop

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở chính: Tầng 3, Văn phòng phía Đông, AEON MALL Long Biên, Số 27 đường Cổ Linh, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội.
  • Facebook: https://www.facebook.com/AeonVietnamPage/
  • SĐT: (84) 862887711

3. Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV)

Samsung có lẽ không còn là một cái tên xa lạ với người tiêu dùng tại Việt Nam. Bởi những đồ điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, v.v. đến từ thương hiệu này quá phổ biến tại thị trường nước ta.

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam được thành lập vào năm 2008 và có trụ sở tại Bắc Ninh. Đây là một thương hiệu chuyên về sản xuất điện thoại di động với quy mô lớn nhất tại Việt Nam.

Ngoài ra, Samsung Electronics cũng tham gia vào lĩnh vực sản xuất các mặt hàng điện tử, máy tính và các sản phẩm quang học.

Trong tương lai, SEV đặt mục tiêu trở thành một trong các công ty nước ngoài ở Việt Nam uy tín được yêu thích nhất và là thương hiệu được yêu thích nhất của người tiêu dùng.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: KCN Yên Phong 1 – Xã Yên Trung – Huyện Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh.
  • SĐT: 0222 369 6875

4. Công ty TNHH Panasonic Việt Nam 

Nhắc đến các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam, bạn không thể nào bỏ qua Panasonic – một cái tên vô cùng quen thuộc. Công ty TNHH Panasonic Việt Nam được thành lập vào tháng 11 năm 2005, là một trong 7 công ty trực thuộc tập đoàn Panasonic.

Panasonic sản xuất đa dạng các sản phẩm từ đồ da dụng, đồ làm bếp đến các thiết bị giải trí gia đình.

Trải qua gần 20 năm kể từ khi chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam, công ty TNHH Panasonic Việt Nam đã để lại dấu ấn không thể phai mờ. Đặc biệt, những vật dụng, đồ dùng quen thuộc luôn có mặt trong mỗi gia đình người Việt.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Lô J1-J2, Khu công nghiệp Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội, Việt Nam.
  • SĐT:  0439550111

5. Công ty Honda Việt Nam (HVN)

Công ty được thành lập vào năm 1996, là liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: Xe máy và xe ô tô. 

Có mặt tại Việt Nam 25 năm, Công ty Honda Việt Nam đến nay đã có khoảng 9,300 nhân viên và sản xuất 2,5 triệu chiếc xe máy và 23,000 chiếc ô tô mỗi năm.

Trong những năm qua, HVN đã không ngừng vươn tầm và khẳng định vị thế lớn của mình tại thị trường Việt Nam.

Trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và sản xuất ô tô, HVN là một trong các công ty nước ngoài tại Việt Nam uy tín nhất, được tin tưởng nhất do chính người tiêu dùng bình chọn.

6. Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TVN)

Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TVN) được thành lập năm 1995. Đến nay, công ty đã có đại lý chính thức tại 38 tỉnh thành trong cả nước với năng lực sản xuất mỗi năm lên đến 70,000 xe.

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, TVN vẫn không ngừng nhận được sự yêu mến và tín nhiệm từ người dùng Việt Nam. Bởi chất lượng và trải nghiệm khi sử dụng không những ở mức ổn định mà còn ngày càng được nâng cao.

Năm 2020, công ty đã vinh dự nhận được “Giải thưởng xuất sắc” dành cho thương hiệu có số lượng mẫu xe đạt tiêu chuẩn 5 sao nhiều nhất tại ASEAN NCAP GRAND PRIX lần thứ 4.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Phường Phúc Thắng, Thành phố Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
  • SĐT:  0916 001 524

7. Công ty cổ phần liên doanh Hyundai Thành Công Việt Nam

Công ty cổ phần liên doanh Hyundai Thành Công Việt Nam ra đời là kết quả của sự hợp tác của hai tập đoàn: Thành công và Ô tô Hyundai.

Từ tháng 9/ 2017, Hyundai Thành Công đã trở thành đơn vị độc quyền sản xuất, lắp ráp và phân phối các dòng xe mang thương hiệu Hyundai.

Một số dòng sản phẩm nổi bật có thể kể đến như: Xe tải nhẹ – trung – nặng, xe tải tự trộn bê tông, xe đầu kéo, xe 45 chỗ Universe Modern/Advance/Premium, v.v.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Khu công nghiệp Gián Khẩu, Xã Gia Trấn, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình.
  • SĐT: 024-37951116

8. Công ty TNHH Canon Việt Nam

Canon là thương hiệu máy ảnh nổi tiếng thế giới. Các sản phẩm của Canon có mặt tại Việt Nam từ đầu những năm 1980 thông qua các nhà phân phối được uỷ quyền.

Trong suốt những năm có mặt tại Việt Nam, Canon đã đánh dấu sự hiện diện tích cực của mình với việc thành lập công ty Canon Marketing Việt Nam và 04 nhà máy tại các khu công nghiệp:

  • Thăng Long – Hà Nội
  • Quế Võ – Bắc Ninh
  • Tiên Sơn – Bắc Ninh
  • Phố Nối – Hưng Yên

Hiện tại cùng với sự mở rộng của doanh nghiệp, Canon đã có hơn 300 đại lý tại thị trường Việt Nam.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà Friendship, Số 31, Đường Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM, Việt Nam. 
  • SĐT: (84-8) 38200 466

9. Công ty TNHH Sơn TOA Việt Nam

Thông qua con đường xuất khẩu, Sơn TOA đã có mặt tại Việt Nam vào những năm 90. Điều này đã tạo nên cho Sơn TOA một lợi thế lớn về sự lâu dài của lịch sử phát triển. 

Cùng với sự sáng suốt của các nhà lãnh đạo và sự đồng lòng của các nhân viên, Sơn TOA trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi. Chẳng hạn như:

  • Nằm trong top 10 thương hiệu mạnh và phát triển bền vững Asian 2015.
  • Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất Việt Nam vào năm 2010.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Lầu 8, phòng 8.5, Số 364 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM.
  • SĐT: 0274 377 5678

III. Lợi ích của việc thành lập các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

1. Quyền của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có thể lựa chọn các hình thức đầu tư khác nhau như thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp… Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài khi nắm quyền kiểm soát một doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ được hưởng những quyền lợi cơ bản dành cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 7, Luật Doanh nghiệp 2020.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài còn được hưởng những quyền lợi sau:

- Quyền được bảo hộ quyền về sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền hợp pháp khác.

- Quyền được bảo đảm sở hữu tài sản. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Quyền được chuyển tài sản của mình ra nước ngoài:

Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

  • Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
  • Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

2. Ưu đãi đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

Khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng những ưu đãi sau:

2.1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, trong đó được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực bảo vệ môi trường; công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn, doanh thu cực lớn và sử dụng số lượng lớn người lao động theo quy định của luật; thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghệ cao và các ngành dệt may, da giày, điện tử - tin học, lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo mà trong nước chưa sản xuất được.

Áp dụng thuế suất 10% cho toàn thời hạn thực hiện dự án đối với phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp; hoạt động xuất bản, báo in; phần thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua;…

Đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất thép, sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp, sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống và thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp sẽ được hưởng mức thuế suất 17% trong 10 năm trong đó có 2 năm được miễn thuế và 4 năm tiếp theo được giảm 50% số thuế phải nộp.

2.2. Ưu đãi đầu tư về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong các trường hợp theo luật định.

Miễn thuế đối với một số loại hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Ngoài ra doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn được xem xét hoàn thuế và giảm thuế trong các trường hợp theo luật định.

2.3. Ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài về đất đai

Những ưu đãi như miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê và miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước có thời hạn sau thời gian xây dựng cơ bản.

2.4. Ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đối với khu công nghiệp, khu kinh tế 

Khu công nghiệp và khu kinh tế là 2 địa bàn được nhận ưu đãi đầu tư theo Điều 22, Nghị định 35/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Khu công nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư khi thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
  • Khu kinh tế sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư khi thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Nhà đầu tư sẽ được trừ chi phí đầu tư xây dựng, vận hành, mua, thuê nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc khi xác định thu nhập chịu thuế.
  • Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc, nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về xây dựng nhà ở xã hội và quy định khác liên quan.
  • Đối với nhà đầu tư có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề có liên quan khác trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

IV.  Cơ hội trong việc đầu tư thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. 

– Nguồn lao động: Tại Việt Nam, nguồn lao động vô cùng dồi dào, có đầy đủ chuyên môn và kỹ năng hành nghề.

– Chính sách ưu đãi về thuế: Chính sách thuế của Việt Nam có sự cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài được miễn giảm các loại thuế xuất nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp khi lựa chọn đầu tư tại một số địa bàn tại Việt Nam.

– Nguồn nguyên liệu thô chất lượng: Việt Nam với quốc gia được xem là giàu tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là nguyên liệu thô, một số nguyên liệu có giá thành cao hoặc không thể vận chuyển được. Do vậy, việc tái định cư tại Việt Nam được xem là một giải pháp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

V. Thách thức trong việc đầu tư thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. 

1. Chưa tối ưu chi phí

Chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh, giá đầu vào bị đội cao dẫn đến khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ phá sản, giải thể, tái cơ cấu lại công ty do không giải được bài toán cân đối chi phí, tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu với chi phí hợp lí.

Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí phần lớn đến từ căng thẳng quốc tế Nga-Ukraine gần đây. Tuy nhiên, khó khăn trên là khó khăn chung của toàn thế giới, tương tự như với thời điểm 2 năm dịch Covid-19 hoành hành, dẫn đến lệnh hạn chế giao tiếp, cách ly, ngừng sản xuất. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không quá chú trọng đến nguyên nhân mà thay vào đó là kết quả thể hiện qua nguồn chi phí đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp và doanh thu, lợi nhuận tổng thể.

Để tối ưu chi phí, doanh nghiệp Việt cần tự mình tìm ra lời giải, tuy nhiên, cần hạn chế việc gia tăng giá thành sản phẩm tương ứng với giá nguyên liệu đầu vào hay cắt giảm lương của người lao động để bù trừ, cùng các biện pháp cực đoan khác có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.  

2. Nguồn cung lao động hạn chế

Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng chính sách quản lý đối với Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tương đối chặt chẽ và khắt khe, cụ thể:

Các điều khoản quy định tại Mục 3 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, cũng như các quy định hướng dẫn tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, quy định nhiều điều kiện, trình tự thủ tục tuyển dụng người lao động nước ngoài tương đối khắt khe dẫn đến khó khăn trong thực tiễn áp dụng, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Việc đặt ra các quy định này được thực hiện theo định hướng phát triển, ưu tiên và bảo vệ nguồn việc làm cho lao động trong nước, hạn chế tối đa việc sử dụng, tuyển dụng lao động nước ngoài. Tuy nhiênđiều đó lại dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.

Về góc nhìn, việc hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài cảm nhận rằng Việt Nam chưa hẳn là một thị trường mở đối với yếu tố ngoại, qua đó có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ.

3. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Theo khảo sát của nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2021, 42% doanh nghiệp FDI tham gia khảo sát nhận định rằng Việt Nam có hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ công tương đối kém so với các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia,…

Kết luận này phần nào đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam cũng như xu hướng đầu tư trong tương lai nếu Việt Nam không đưa ra các kết quả khả quan trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng của mình. Bởi lẽ ngoài chi phí phát sinh thêm do phải vận chuyển cơ sở hạ tầng sản xuất đến Việt Nam thì các doanh nghiệp FDI còn phải tính toán đến các yếu tố khác như quy định pháp lý, điều kiện kinh doanh, địa lí kinh tế, nguồn nhân lực địa phương, đối tác cung ứng,… để vận chuyển, lắp đặt, xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.

Việc xây dựng, tái xây dựng lại từ đầu tốn nhiều thời gian cũng như tài nguyên. Do đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ cân nhắc không lựa chọn thì trường Việt Nam là đích đến để đầu tư, bởi  hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc là một trong các yếu tố cơ bản quyết định hệ thống sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh của doanh nghiệp.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo