Quy Trình Thủ Tục Thành Lập Công Ty Nhật Bản Tại Việt Nam [Chi tiết 2023]

Hiện nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam. Thông qua Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), các cam kết quốc tế (Biểu cam kết WTO mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên) và các văn bản pháp luật khác,: điện tử, công nghệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, thiết bị và linh kiện ô tô, đóng tàu…Theo quy định của Luật đầu tư  Việt Nam, nhà đầu tư Nhật Bản được phép thành lập công ty với 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc thành lập liên doanh với Việt Nam tùy thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư cũng như quy định cụ thể của từng ngành, nghề kinh doanh mà công ty hoạt động. 

thành lập công ty Nhật Bản tại Việt Nam
thành lập công ty Nhật Bản tại Việt Nam

1. Một số văn bản pháp luật chính cần quan tâm:

  • Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA);
  • Luật Đầu tư 2014;
  • Luật Doanh nghiệp 2014.

Khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư có thể thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam. Trong công ty đó, nhà đầu tư có thể sở hữu 100% vốn hoặc ít hơn, cụ thể như sau:

Công ty 100% vốn Nhật Bản tại Việt Nam: khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và pháp luật Việt Nam không quy định về giới hạn tỷ lệ vốn góp nước ngoài;

Công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam: khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có quy định thì tuân theo quy định tại Hiệp định đó, nếu không có quy định thì căn cứ vào luật chuyên ngành của Việt Nam để xác định tỷ lệ vốn nước ngoài tối đa.

2. Các điều kiện mà nhà đầu tư Nhật Bản cần đáp ứng, căn cứ theo Luật Đầu tư 2014:

Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài: căn cứ vào Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư Nhật Bản tùy thuộc vào cam kết của 2 bên về ngành, nghề mà nhà đầu tư đăng ký.

3. Sau đây là thủ tục để nhà đầu tư Nhật Bản thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam:

Quy trình thành lập công ty Nhật Bản tại Việt Nam gồm:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xin chấp thuận chủ trương đầu tư từ Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tùy thuộc vào quy mô và các tính chất khác của dự án.

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;

Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;

  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
  • Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.

Nơi nộp hồ sơ:

Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

Trình tự xử lý:

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thành lập công ty Nhật Bản tại Việt Nam

Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
  • Giấy ủy quyền 
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Nơi nộp hồ sơ:

Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn:

03 – 06 ngày làm việc.

Bước 3: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc dấu và công bố mẫu dấu:

Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Một số vấn đề cần lưu ý

Để xác định được nhà đầu tư có thể thành lập công ty 100% vốn Nhật Bản hay không cần căn cứ vào ngành nghề mà công ty dự định thực hiện kinh doanh. Từ đó dẫn chiếu đến những căn cứ pháp lý cụ thể mới có thể đưa ra kết luận.

Các cam kết về dịch vụ giữa hai nước được cụ thể hóa trong Phụ lục 5 – Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Ví dụ như Dịch vụ nha khoa và khám bệnh (CPC 9312) thì nhà đầu tư Nhật Bản được thành lập bệnh viện 100% vốn Nhật Bản với số vốn đầu tư tối thiểu là 20 triệu USD đối với một bệnh viện, 2 triệu USD đối với bệnh xá đa khoa và 200,000 USD đối với một cơ sở điều trị chuyên khoa.

Ngoài ra, một vấn đề mà các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung thường bối rối khi gặp phải là các loại Giấy phép con và điều kiện kinh doanh. Giấy phép con và điều kiện chuyên ngành được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Tùy vào mỗi ngành nghề mà sẽ dẫn chiếu đến luật chuyên ngành khác nhau. Ví dụ như đối với dịch vụ phân phối thì công ty có vốn nước ngoài nói chung và công ty có vốn Nhật Bản nói riêng tại Việt Nam sẽ phải xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương tỉnh, thành phố.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (476 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo