Trong thời đại ngày nay, việc thành lập các loại hình doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ trên thị trường đang diễn ra phổ biến với số lượng ngày càng nhiều. Trong số các loại hình doanh nghiệp đó, có công ty hợp danh. Vậy, công ty hợp danh phù hợp với ngành nghề nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết them thông tin chi tiết về công ty hợp danh phù hợp với ngành nghề nào.
1.Tổng quan quy định pháp luật về công ty hợp danh
Việc nắm được khái quát về công ty hợp danh sẽ rất dễ dàng để tìm hiểu công ty hợp danh phù hợp với ngành nghề nào.
-Theo quy định tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
-Về thành viên công ty hợp danh:
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
-Về tài sản:
Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2.Công ty hợp danh phù hợp với ngành nghề nào?
Vấn đề công ty hợp danh phù hợp với ngành nghề nào được phân tích cụ thể như sau:
Đối với công ty hợp danh, pháp luật không quy định cụ thể những ngành nghề nào sẽ được phép và không được phép thành lập loại hình công ty này, điều này thuộc về quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép. Với một số ngành nghề đặc thù, pháp luật quy định các ngành nghề này phải lựa chọn một trong một số hình thức tổ chức kinh doanh do ngành nghề kinh doanh đó có các đặc thù riêng biệt.
Quy định của pháp luật không giới hạn các ngành nghề kinh doanh có thể lập công ty hợp danh cũng như không quy định công ty hợp danh có thể kinh doanh những ngành nghề nào. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp thành lập là tùy thuộc vào chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng, công ty hợp danh mang tính chất “đối nhân”- nghĩa là coi trọng niềm tin giữa các thành viên hợp danh với nhau. Do đó, các ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh thường là các ngành nghề mang nặng tính chuyên môn như luật, kiểm toán… mà ít khi là các ngành nghề sản xuất kinh doanh thông thường.
3.Ngành nghề kinh doanh bắt buộc thành lập loại hình công ty hợp danh
Khi tìm hiểu vấn đề công ty hợp danh phù hợp với ngành nghề nào chủ thể cũng cần biết được ngành nghề kinh doanh bắt buộc thành lập loại hình công ty hợp danh được phân tích cụ thể như sau:
Đối với công ty Luật:
Tại Điều 34 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư. Theo đó thì công ty Luật phải tổ chức với hình thức công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
Văn phòng công chứng:
Tại Điều 22 Luật công chứng 2014 quy định Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Đối với văn phòng công chứng thuộc loại hình công ty hợp danh phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn
Văn phòng Thừa phát lại:
Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị Định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
Khoản 1 Điều 13 Luật phá sản 2014 quy định các loại doanh nghiệp thuộc loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản.
Kinh doanh dịch vụ kế toán:
Theo khoản 1 Điều 59 Luật Kế toán 2015 thì Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân. Theo đó kinh doanh dịch vụ kế toán được tổ chức theo hình thức công ty hợp danh.
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm:
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định các loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh. được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể về những ngành nghề nào sẽ nên thành lập công ty hợp danh mà doanh nghiệp sẽ có quyền tự do lựa chọn loại hình công ty phù hợp với ngành nghề và trách nhiệm đối với vốn kinh doanh. Tuy nhiên đối với các ngành nghề đặc thù nêu trên thì pháp luật có quy định cụ thể hơn về doanh nghiệp sẽ chỉ được lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính đặc thù của ngành nghề.
Những vấn đề pháp lý có liên quan đến công ty hợp danh phù hợp với ngành nghề nào và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về công ty hợp danh phù hợp với ngành nghề nào sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ ràng hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến công ty hợp danh phù hợp với ngành nghề nào cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận