Lấy tiêu chí quốc tịch của thành viên, cổ đông để phân loại thì doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp fdi). Những vấn đề pháp lý cơ bản về doanh nghiệp fdi sẽ được ACC cô đọng qua bài viết “công ty fdi và danh sách các công ty fdi mới thành lập” sau đây:
1.Tổng quan về doanh nghiệp FDI
-
Doanh nghiệp FDI là gì?
Theo quy định tại khoản 19, 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp fdi là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
Theo đó, hiểu một cách đơn giản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
-
Phân loại doanh nghiệp FDI
Dựa theo tỉ lệ vốn góp, tỉ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ bao gồm các loại sau:
- Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%;
- Doanh nghiệp có cá nhân là người nước ngoài, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư. (tỉ lệ vốn góp <100%)
-
Các hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI
Hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI:
- Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác;
- Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
2.Lợi ích, hạn chế của công ty FDI
-
Lợi ích
- Tăng trưởng kinh tế
- Tiếp cận công nghệ và bí quyết quản lý của nước ngoài
- Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu
- Tạo cơ hội việc làm
-
Hạn chế
- Có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài
- Làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa giữa các tầng lớp trong xã hội, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng với nhau.
- Nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, cổ phần bằng các thiết bị, vật tư, dây chuyền lạc hậu, gây thiệt hại cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
3.Danh sách các công ty FDI mới thành lập
Tra cứu các doanh nghiệp FDI có trong cơ sở dữ liệu được phép công khai hóa theo quy định, thông qua Cổng thông tin điện tử đầu tư, theo đường lịnk: https://fdi.gov.vn/pages/GioiThieu.aspx
4. Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Có 2 phương thức thành lập doanh nghiệp FDI:
- Thành lập doanh nghiệp FDI bằng cách đầu tư trực tiếp: nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần tại thời điểm thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp FDI bằng cách đầu tư gián tiếp: Đối với phương thức này thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam
Thủ tục thành lập theo 2 phương thức sẽ được trình bày lần lượt dưới đây:
-
Thành lập doanh nghiệp FDI bằng cách đầu tư trực tiếp
Bước 1: Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư 2020.
Nếu dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Nếu dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư tiến hành soạn hồ sơ và gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành.
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 31/2020/NĐ-CP và Điều 33 Luật Đầu tư 2020, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
- Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu (đối với nhà đầu tư là cá nhân); bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với nhà đầu tư là pháp nhân);
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao một trong các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư...
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất: trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ và gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Xin giấy phép đủ điều kiện với các ngành nghề có điều kiện
- Thành lập doanh nghiệp FDI bằng cách đầu tư gián tiếp
Thành lập doanh nghiệp FDI theo phương thức này sẽ không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bởi lẽ tại thời điểm doanh nghiệp thành lập chưa có sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp này sẽ thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Soạn thảo hồ sơ theo quy định và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề có điều kiện
Bước 3: Nhà đầu tiến hành đăng ký mua vốn góp, cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp của Việt Nam.
Hồ sơ sẽ gồm như sau:
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
- Bản sao công chứng và xác nhận hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân hoặc pháp nhân của nhà đầu tư từ nước ngoài như hộ chiếu và giấy phép đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Chuyển nhượng, mua bán vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật.
5.Những câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp FDI
Câu hỏi 1: Các công việc phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp FDI là gì?
Sau khi doanh nghiệp được thành lập, một số công việc cần thực hiện như:
- Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn
- Mua chữ số,
- Kê khai và nộp lệ phí môn bài,
- Phát hành hóa đơn điện tử….
Câu hỏi 2: Sau khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có thể theo dõi tình hình xử lý hồ sơ không?
Có thể. Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
Câu hỏi 3: Doanh nghiệp FDI có được hưởng các ưu đãi gì không?
Doanh nghiệp FDI được hưởng các chính sách ưu đãi hơn về thuế DN cũng như thuế xuất nhập khẩu so với doanh nghiệp trong nước. Điều này nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư.
Câu hỏi 4: Có được thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tuyến hay không?
Có thể. Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật đầu tư 2020, đối với các dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư được lựa chọn nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng bản giấy hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo một trong hai hình thức: sử dụng chữ ký số hoặc không sử dụng chữ ký số.
6.Dịch vụ tư vấn về doanh nghiệp FDI của ACC
Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn tổng quan về công ty FDI. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn về công ty FDI của ACC chúng tôi:
Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình và đầy đủ những vướng mắc mà khách hàng gặp phải về các vấn đề pháp lý xung quanh loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nếu có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận