Thành lập công ty cầm đồ, điều kiện mới nhất 2024

Cầm đồ là một hình thức cho vay tiền có lịch sử lâu đời, được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, cầm đồ là một trong những hình thức cho vay phổ biến nhất, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và thành thị nhỏ. Vậy khi thành lập công ty cầm đồ cần phải quan tâm đến những vấn đề nào. Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua các thông tin chi tiết dưới đây.

images-content-phap-ly-16-1

I. Khái niệm về cầm đồ

Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể khái niệm "cầm đồ". Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh dịch vụ và đầu tư như sau:

"Kinh doanh dịch vụ cầm đồ được hiểu là kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người cầm đồ giao tài sản hợp pháp cho hiệu cầm đồ để ký kết hợp đồng vay tiền."

Vì thế ta có thể hiểu rằng cầm đồ thực hiện qua hình thức cầm cố tài sản. Trong đó, hiệu cầm đồ hay các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ giao kết hợp đồng vay tiền với bên có nhu cầu cần vay. Bên phía người vay sẽ giao tài sản cho bên cầm cố, để đổi lại một khoản tiền nhất định, đây là phương thức bảo đảm cho hợp đồng vay tiền.

II. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Dịch vụ cầm đồ là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, để kinh doanh dịch vụ này thì cần đáp ứng được những điều kiện sau theo quy định tại Điều 7 và Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

 1. Điều kiện chung về an ninh, trật tự

Thứ nhất, được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh là người Việt Nam:

(1) Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử; 

(2) Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án;

(3) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

  • Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
    • Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

Thứ ba, đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (được hướng dẫn bởi Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 và thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020).

2. Điều kiện riêng về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Thứ nhất, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh

Thứ hai, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật từ của cơ sở kinh doanh trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan và chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Hành vi chống người thi hành công vụ; Hành vi gây rối trật tự công cộng; Hành vi cố ý gây thương tích; Hành vi cho vay lãi nặng; Hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; Hành vi làm nhục người khác.

Do đó, các cơ sở kinh doanh muốn kinh doanh dịch vụ cầm đồ thì phải thỏa mãn điều kiện chung và điều kiện riêng về an ninh, trật tự đối với dịch vụ cầm đồ.

III. Trình tự, thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ

1. Trình tự thành lập công ty 

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: "Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh".

Bước 1. Những giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị để thành lập công ty

  • Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh

(1) Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu phụ lục I - 5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

(2) Điều lệ công ty;

(3) Danh sách thành viên công ty hợp danh;

(4) Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên hoặc của người đại diện theo ủy quyền (căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu); 

(5) Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên của công ty là tổ chức (quyết định thành lập công ty, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp);

(6) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn: một thành viên (mẫu phụ lục I - 2 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT), hai thành viên trở lên (mẫu phụ lục I - 3 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); 

(2) Điều lệ công ty, danh sách thành viên; 

(3) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân: căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên, của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; của thành viên công ty TNHH hai thành viên, của người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; 

(4) Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức: quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của thành viên công ty TNHH hai thành viên; 

(5) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty cổ phần theo mẫu phụ lục I - 4 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT; 

(2) Điều lệ công ty;

(3) Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của công ty cổ phần; 

(4) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân: căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của cổ đông sáng lập; của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; 

(5) Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức: quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; 

(6) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Bước 2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Khi đã hoàn thiện xong hồ sơ đăng ký thành lập công ty, người nộp hồ sơ sẽ nộp đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thông qua hình thức sau: nộp hồ sơ trực tiếp, nộp hồ sơ qua trang thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua đường link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

Trong khoảng thời gian từ 03 đến 05 ngày từ ngày nhận được hồ sơ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả lại hồ sơ và kèm theo văn bản thông báo để chỉnh lại, bổ sung lại.

2. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự

Giai đoạn tiếp theo sau khi đã thành lập công ty là tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự. Trình tự thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự được quy định tại Điều 19, Điều 23 và Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (theo Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP)

(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP);

(2) Bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;....

Trường hợp văn bản trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cơ quan Công an khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp);

(3) Bản sao các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa: Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh hoặc Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy;

(4) Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) + Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh:

  • Người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp. Bản khai lý lịch của người đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp quản lý. Còn những người không thuộc đối tượng trên thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;
  • Cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Bước 2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Cơ sở kinh doanh nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông qua một trong các hình thức như: nộp trực tiếp cho cơ quan Công an cấp huyện hay gửi qua đường bưu điện

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan Công an cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì trong thời hạn ngày từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an cấp huyện phải có văn bản trả lời cơ sở kinh doanh và nêu rõ lý do.

z4825460195305-0aa625579fc1677a1748a01b2e409128

 IV. Một số câu hỏi thường gặp 

1. Thời gian thành lập công ty cầm đồ là bao lâu?

Thời gian thành lập công ty cầm đồ thông thường là 3-5 ngày làm việc.

2. Chi phí thành lập công ty cầm đồ là bao nhiêu?

Chi phí thành lập công ty cầm đồ bao gồm:

  • Phí thành lập doanh nghiệp là 300.000 đồng.
  • Phí công chứng hồ sơ thành lập doanh nghiệp là 200.000 đồng/bản.
  • Phí đăng ký mã số thuế là 100.000 đồng.
  • Phí in ấn, sao y giấy tờ là 100.000 đồng.

3. Kinh nghiệm thành lập công ty cầm đồ là gì?

Một số kinh nghiệm thành lập công ty cầm đồ bao gồm:

  • Chọn địa điểm kinh doanh phù hợp, thuận tiện cho khách hàng.
  • Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế.
  • Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, có nghiệp vụ tốt.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại để quản lý và vận hành công ty.

Ngoài ra, chủ công ty cầm đồ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động cầm đồ.
  • Tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự, phòng cháy chữa cháy.
  • Bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

4. Công ty cầm đồ được phép cầm cố những tài sản gì?

Công ty cầm đồ được phép cầm cố những tài sản sau:

  • Tài sản là động sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng;
  • Tài sản là động sản không có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng;
  • Tài sản là giấy tờ có giá.

5. Công ty cầm đồ được phép cho vay với lãi suất bao nhiêu?

Công ty cầm đồ được phép cho vay với lãi suất tối đa là 20%/năm.

6. Công ty cầm đồ có phải đóng thuế gì không?

Công ty cầm đồ phải đóng các loại thuế sau:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế môn bài.

Kết luận

Cầm đồ là một hình thức kinh doanh có điều kiện, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, chủ công ty cầm đồ cần lưu ý một số vấn đề liên quan. Ngoài ra, chủ công ty cầm đồ cần có sự am hiểu về thị trường, có kế hoạch kinh doanh chi tiết và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, Tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng là những yếu tố quan trọng giúp chủ công ty cầm đồ thành công.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (917 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo