Công tố là gì? (Cập nhật 2024)

Viện kiểm sát với tên gọi là kiểm sát nhưng không chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm sát, mà còn thực hành quyền công tố. Vậy quyền công tố là gì? Thực hành quyền công tố là gì? Pháp luật quy định như thế nào về quyền công tố của Viện Kiểm sát? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết sau đây để cập nhật các thông tin có liên quan đến quyền công tố nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.

Công tố là gì
Công tố là gì

1. Công tố là gì? Đặc điểm của quyền công tố

Tại Việt Nam, công tố là quyền của Viện Kiểm sát nhân danh công quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự (buộc tội) đối với người phạm tội và bảo vệ việc buộc tội trước phiên tòa nhằm đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Quyền công tố có một số đặc điểm sau:

  • Đây là quyền lực nhà nước; quyền công tố xuất hiện cùng với Nhà nước và pháp luật.
  • Quyền công tố luôn gắn liên với quyền tài phán của Tòa án.
  • Quyền công tố chỉ xuất hiện trong tố tụng hình sự.
  • Cơ quan được giao thực hiện quyền công tố phải có những quyền năng pháp lý nhằm đảm bảo cho việc truy tố và bảo vệ quan điểm của mình.

+ Đảm bảo việc truy tố: cơ quan thực hiện quyền công tố có quyền đối với việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp cần thiết khác dể phát hiện tội phạm, người phạm tội và thu thập chứng cứ.

+ Bảo vệ quan điểm mình khi giải quyết vụ án tại Tòa án: Sau khi kết thúc phiên tòa, cơ quan thực hiện quyền công tố phải có quyền đưa vụ án lên Tòa án cấp cao hơn để giải quyết nếu thấy viêc giải quyết vụ án không có căn cứ pháp luật.

2. Đối tượng và phạm vi của quyền công tố

Đối tượng của quyền công tố bao gồm: tội phạm và người phạm tội

Đối tượng của quyền công tố là cái mà quyền công tố nhằm mục đích đạt được mục tiêu cụ thể nào đó. Quyền công tố là quyền phát hiện tội phạm, truy cứu người phạm tội ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó. Với ý nghĩa đó thì đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội.

Phạm vi quyền công tố được thể hiện về cả không gian và thời gian

  • Về phạm vi không gian: Xuất phát từ việc coi quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc buộc tội, có thể hiểu quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
  • Về phạm vi thời gian: là thời điểm bắt đầu và kết thúc của quyền công tố.

3. Thực hành quyền công tố là gì?

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự (Khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014).

4. Đối tượng và phạm vi của thực hành quyền công tố

Đối tượng thực hành quyền công tố: Là việc sử dụng các quyền năng pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.

Phạm vi quyền công tố: Bắt đầu từ khi tội phạm thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật.

5. Mục tiêu của thực hành quyền công tố

Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhằm mục tiêu bảo đảm:

  • Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
  • Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu công tố là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (697 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo