Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

 

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, thông thường ở mỗi doanh nghiệp sẽ có bộ phận kế toán chịu trách nhiệm xử lý các công việc tính thuế và quyết toán thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này.

>>> Xem thêm:Điều cần biết về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệpbài viết của ACC GROUP

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Đối tượng nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?

Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Lưu ý: Theo cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới, doanh nghiệp sẽ không phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý nữa, mà chỉ phải tạm tính ra số tiền và đi nộp theo số tạm tính đó thôi (nếu có). Rồi đến cuối năm thì làm tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Căn cứ theo Điều 55 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất. Công thức này được quy định tại điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính (Sửa đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư 78). Cụ thể như sau:

Thuế TNDN phải nộp

= [Thu nhập tính thuế  Phần trích lập quỹ KH&CN (3)] x

Thuế suất thuế TNDN 

Nếu doanh nghiệp KHÔNG có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp  

 =  Thu nhập tính thuế (1)  x 

Thuế suất thuế TNDN (2)  

Trong đó:

(3) Phần trích lập quỹ KH&CN: được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm thôi nhé.

(2) Cách tính thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 

Căn cứ theo điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và điều 11, 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất ưu đãi đối với 1 số ngành nghề cụ thể như sau:

  • Mức thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam. (Không phân biệt mức doanh thu)
  • Mức thuế suất từ 32% – 50% sẽ áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
  • Mức thuế suất 50% sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm. Ví dụ: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí…
  • Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.

(1) Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế (1.1)

[Thu nhập được miễn thuế (1.2)

+

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định (1.3)]

Trong đó:

(1.3) Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế. Chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế cả năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm. Kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

Ví dụ 1: Năm 2023 công ty A có phát sinh lỗ là 5 tỷ đồng. Năm 2024 có phát sinh thu nhập là 6 tỷ đồng.

=> Thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2023 là 5 tỷ đồng, phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2024. (vì số lỗ nhỏ hơn số lãi nên được chuyển toàn bộ).

Ví dụ 2: Năm 2023 có phát sinh lỗ là 30 tỷ đồng. Năm 2024 có phát sinh thu nhập là 20 tỷ đồng.

=> Thì:

  • Được chuyển tối đa số lỗ 20 tỷ đồng vào thu nhập năm 2024 (Vì số lỗ được chuyển tối đa bằng = số lãi năm nay);
  • Số lỗ còn lại 10 tỷ đồng, phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2023 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

(1.2) Thu nhập được miễn thuế: Những loại thu nhập này ít gặp và dành cho 1 vài doanh nghiệp khá đặc thù, các bạn quan tâm thì có thể tham khảo tại đây: Các khoản thu nhập miễn thuế TNDN

(1.1) Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung theo điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:

“Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác”

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế

=

[Doanh thu

Chi phí được trừ]

+

Các khoản thu nhập khác

Chú ý: Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.

Trong đó:

♦ Doanh thu:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

  • Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
  • Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

♦ Chi phí được trừ:

Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là những Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Mặc dù vậy nhưng có có rất nhiều các khoản chi thực tế và có chứng từ nhưng cũng không được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp. Chi tiết xem tại đây: Các khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

♦ Các khoản thu nhập khác:

Thu nhập khác được nói đến ở đây bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam…

>>> Xem thêm:Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? bài viết của ACC GROUP

Hướng dẫn các bước tính thuế thu nhập doanh nghiệp

TinLaw vừa giới thiệu xong các công thức để tính thuế, tiếp theo đây chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn cách vận dụng các công thức ấy khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong thực tế. Cụ thể, các bạn tạm tính thuế TNDN hàng quý theo các bước như sau:

Bước 1: Tập hợp doanh thu – chi phí để xác định thu nhập chịu thuế trong quý

Nguồn số liệu để tổng hợp doanh thu và chi phí sẽ được lấy từ sổ sách sách kế toán, trên các TK mà các bạn đã hạch toán ở các Bút toán kết chuyển cuối quý.

Gồm có:

a) Doanh thu: (đầu 5 và đầu 7)

  1. Kết chuyển doanh thu: Nợ 511 – Có 911
  2. Kết chuyển doanh thu tài chính: Nợ 515 – Có 911
  3. Kết chuyển thu nhập khác: Nợ 711 – có 911

b) Chi phí: (đầu 6 và đầu 8)

  1. Kết chuyển chi phí giá vốn: Nợ 911 – Có 632
  2. Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ 911 – có 635
  3. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ 911 – có 642
  4. Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ 911 – Có 6421 (Thông tư 200 là 641)
  5. Kết chuyển chi phí khác: Nợ 911 – Có 811.

(Lưu ý: Theo luật thuế TNDN thì chỉ có chi phí được trừ mới được đưa vào khi tính thuế TNDN nên các bạn sẽ phải loại các chi phí không được trừ ra nhé)

Tổng hợp số liệu xong, các bạn lấy: (TK đầu 5 + TK đầu 7) – (TK đầu 6 + TK đầu 8)

  • Nếu kết quả nhỏ hơn 0 => quý tạm tính này các bạn không phải nộp thuế.

(Việc tạm tính thuế TNDN quý dừng lại tại đây, các bạn không phải làm gì nữa)

  • Nếu kết quả lớn hơn 0 => Các bạn thực hiện tiếp bước 2

Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế:

Tổng hợp thu nhập được miễn thuế đã phát sinh trong kỳ: Các doanh nghiệp thông thường sẽ không có các khoản thu nhập miễn thuế. Nếu công ty các bạn có thì cần có phương pháp để tổng hợp các khoản này ngay khi hạch toán ghi sổ (Ví dụ như nếu các bạn sử dụng phần mềm kế toán thì có thể dùng mã thống kê, nếu làm sổ sách bằng excel thì có thể theo dõi trên 1 file riêng cho các khoản này, để đến khi cần thông tin các bạn chỉ cần lọc hoặc mở file là có, tránh bị sót)

Xác định các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định: khi thu nhập chịu thuế > 0, chúng ta sẽ xem xét thêm kỳ trước có khoản lỗ còn được chuyển kỳ này hay không. Nếu có thì bạn chuyển để giảm hoặc không phải nộp thuế.

=> Sau khi xác định được thêm 2 khoản 2 là các bạn có thể tính được thu nhập tính thuế rồi:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ

  • Nếu thu nhập tính thuế < 0 => quý tạm tính này các bạn không phải nộp thuế.

(Việc tạm tính thuế TNDN quý dừng lại tại đây, các bạn không phải làm gì nữa)

  • Nếu Thu nhập tính thuế > 0 => Các bạn thực hiện tiếp bước 3

Bước 3: Xác định Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)

Nếu công ty bạn không có phần trích này thì bỏ qua bước 3 => Chuyển sang bước 4

Bước 4: Xác định số thuế TNDN tạm tính phải nộp

  • Nếu công ty bạn có phần trích KH&CN:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất

  • Nếu công ty bạn không có phần trích KH&CN:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế  x Thuế suất

=> Các bạn mang số tiền đã tính ra ở bước 4 này đi nộp, hạn nộp tiền: Chậm nhất là ngày thứ 30 tháng đầu quý sau quý tạm tính.

Ví dụ bạn thực hiện tạm tính quý 3/2023 ra số tiền thuế TNDN còn phải nộp là 1tr thì hạn nộp tiền là ngày 30/10/2023

Chú ý khi tính thuế TNDN tạm nộp quý: Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:

  • Hàng quý doanh nghiệp sẽ tự tính số tiền thuế TNDN tạm nộp quý để nộp cho Cơ quan Thuế -> Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
  • Tổng số thuế TNDN tạm nộp 3 quý đầu năm Không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.
  • Nếu nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Bài tập tính thuế Thu nhập doanh nghiệp

Bài tập tính thuế TNDN 1 : Năm 2023 tại công ty TinLaw có phát sinh các nghiệp vụ như sau:

Số liệu năm 2022: Lỗ 50.000.000

Năm 2023:

  • Doanh thu hoạt động bán hàng, dịch vụ là: 500.000.000
  • Doanh thu từ hoạt động Tài chính (Lãi tiền gửi): 6.000.000
  • Chi phí giá vốn: 200.000.000
  • Chi phí bán hàng: 80.000.000
  • Chi phí quản lý DN: 90.000.000
  • Chi phí tài chính (Chi phí lãi vay): 5.000.000 (Không được trừ vì Công ty chưa góp đủ vốn điều lệ)
  • Thu nhập khác (Thanh lý TSCĐ): 100.000.000
  • Chi phí khác: 20.000.000

Yêu cầu: Tính thuế TNDN phải nộp năm 2023?

  • Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN là 20%

Hướng dẫn giải bài tập tính thuế TNDN:

Thuế TNDN phải nộp =  Thu nhập tính thuế  X Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế  – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập khác

=> Thu nhập chịu thuế = [(500.000.000 + 6.000.000) – (200.000.000 + 80.000.000 + 90.000.000 + 20.000.000)] + 100.000.000

= 216.000.000

-> Thu nhập tính thuế = 216.000.000 – 50.000.000 = 166.000.000

=> Thuế TNDN phải nộp năm 2023 = 166.000.000 x 20% = 33.200.000

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo