Công thức chung của tư bản là gì? [Cập nhập 2024]

Tư bản hay vốn trong kinh tế học khái niệm để chỉ những vật thể có giá trị, có khả năng đo lường được sự giàu có của người sở hữu chúng. Vậy công thức chung của tư bản là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Công thức chung của tư bản là gì?

Công thức chung của tư bản là gì

Công thức chung của tư bản là gì 

1. Tư bản là gì?

Tư bản (capital) được hiểu là khái niệm được dùng để chỉ nhân tố sản xuất do hệ thống kinh tế sản xuất ra.

Hàng hóa tư bản (còn gọi là hàng đầu tư) là những hàng hóa được sản xuất ra, sau đó được sử dụng làm đầu vào nhân tố phục vụ cho các quá trình sản xuất khác, như máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu.

Do khái niệm này bao gồm nhiều thứ khác nhau, nên việc xác định khối lượng tư bản là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh tế. Tựu chung lại có thể thấy tư bản là khái niệm để chỉ nhân tố sản xuất trong hệ thống kinh tế sản xuất ra và quen thuộc phổ biến với con người.

2. Công thức chung của tư bản là gì?

Công thức chung của tư bản, được ký hiệu là T – H – T’, là một mô hình quan trọng trong lý thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin, phản ánh quá trình biến đổi và lưu thông của tư bản trong nền kinh tế. Công thức này bao gồm ba phần: T (Tiền) được đầu tư để mua H (Hàng hóa), sau đó H này được biến đổi thông qua sản xuất hoặc thương mại, và cuối cùng bán ra thành T’ (Tiền mới), với giá trị cao hơn giá trị ban đầu, thể hiện qua giá trị thặng dư.

  • T (Tiền): Đây là giai đoạn ban đầu, nơi tư bản được biểu hiện dưới hình thức tiền mặt dùng để đầu tư mua hàng hóa.
  • H (Hàng Hóa): Tiền được sử dụng để mua hàng hóa, sau đó hàng hóa này được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc được bán ra trực tiếp.
  • T' (Tiền Mới): Sau khi hàng hóa được bán hoặc trải qua quá trình sản xuất, nó được bán ra thị trường, tạo ra một lượng tiền lớn hơn ban đầu, chứng minh sự tạo ra giá trị thặng dư.

Công thức này không chỉ giúp hiểu biết về cách thức tư bản sinh lời mà còn phản ánh sự chuyển đổi giá trị qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và lưu thông, từ đó làm sáng tỏ bản chất và cơ chế hoạt động của hệ thống kinh tế tư bản.

3. Phân tích công thức chung của tư bản (CH65)

- Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản.

- Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.

- Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản. Tiền được coi là tiền thông thường, vận động theo công thức: H - T - H (hàng - tiền - hàng), nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền rồi tiền lại chuyển hoá thành hàng hoá. Còn tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T - H - T (tiền – hàng - tiền), tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền.

- So sánh giữa hai công thức H-T-H với công thức T-H-T

+ Điểm giống nhau: cả hai sự vận động, đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.

+ Điểm khác nhau:

 

H-T-H

T-H-T

Điểm mở đầu, kết thúc

Hàng hóa, tiền đóng vai trò trung gian.

Tiền tệ, hàng hóa đóng vai trò trung gian.

Trật tự hành vi

Bán trước, mua sau.

Mua trước, bán sau

Mục đích vận động

Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu, nên các hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau.

Mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T - H - T, trong đó T' = T + cong-thuc-chung-cua-tu-ban-ch65_1_1443507648 T. Số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra (cong-thuc-chung-cua-tu-ban-ch65_2_1443507648T) được C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tư bản.

Giới hạn vận động

Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Do đó sự vận động là có giới hạn.

Sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.

Vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.

Công thức T - H - T' được gọi là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.

Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rất thích hợp với công thức trên. Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng dù sao cũng không thể tránh khỏi những giai đoạn T - H và H - T'. Còn sự vận động của tư bản cho vay để lấy lãi chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại thành T - T'

phân tích công thức chung của tư bản (CH65)

Phân tích công thức chung của tư bản (CH65)

4. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư.

Trường hợp trao đổi ngang giá: nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, về mặt giá trị sử dụng, thì cả hai bên trao đổi đều có lợi.

Trường hợp trao đổi không ngang giá: nếu hàng hoá được bán cao hơn giá trị, thì số lời anh ta nhận được khi là người bán cũng chính số tiền anh ta sẽ mất đi khi là người mua, rốt cuộc anh ta sẽ không được lợi thêm gì cả. Còn nếu mua hàng hoá thấp hơn giá trị, thì tình hình cũng tương tự như trên. Số lời anh ta nhận được khi là người mua sẽ mất đi khi là người bán.

Như vậy, nếu người ta trao đổi những vật ngang giá sẽ không sinh ra giá trị thặng dư; nếu người ta trao đổi những vật không ngang giá thì cũng không sinh ra giá trị thặng dư. Lưu thông không tạo ra giá trị mới. Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông, tức là đứng ngoài lưu thông, thì cũng không thể làm cho tiền của mình lớn lên được. “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Công thức chung của tư bản là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo