Công sở là gì? Đặc điểm của công sở [Cập nhật 2024]

Công sở là gì? Đây là một cụm từ được mọi người sử dụng khá phổ biến để chỉ một loại công việc hoặc một bộ phận làm việc. "Công sở" được nhắc nhiều trong văn nói, văn viết, gần như gắn liền với các cơ quan nhà nước nói riêng và các cơ quan, đơn vị, công ty nói chung. Ngay cả trong các văn bản của Nhà nước cũng được nhắc đến nhiều. Vậy công sở là gì? Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây bạn nhé.

Công sở là gì
Công sở là gì

1. Công sở là gì?

Trong Đại từ điển Tiếng Việt do NXB Văn hoá thông tin, xuất bản năm 1998, công sở được định nghĩa như sau: “Công sở là trụ sở, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước nói chung”.

Theo quy định tại Điều 70 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) thì công sở được định nghĩa như sau: “Công sở là trụ sở làm việc của cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc”.

2. Một số yếu tố xác định công sở

Khi xem xét cơ quan, tổ chức, đơn vị nào là công sở thì cần dựa trên các yếu tố như sau:

  • Yếu tố về tổ chức: cần xem xét cơ cấu tổ chức bộ máy công quyền và phân công chức năng của cơ quan, đơn vị đó như thế nào, thuộc phạm vi như thế nào;
  • Yếu tố về chức năng: mục tiêu hoạt động của cơ quan, đơn vị đó hoạt động vì mục đích gì, hoạt động vì mục tiêu công ích, công vụ hay mục tiêu lợi nhuận cá nhân;
  • Yếu tố vật chất: có các loại tài sản, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động;
  • Yếu tố pháp lý: có các thể chế, quy tắc điều chỉnh hoạt động, có tư cách pháp nhân.

3. Đặc điểm của công sở

Công sở là một pháp nhân?

Công sở là một pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có trụ sở hợp lý với vị trí pháp lý, tính chất, quy mô hoạt động của công sở, có kinh phí hoạt động và có công sản để thực thi công vụ.

Công sở là cơ sở để bảo đảm công vụ

Các công sở quản lý hành chính Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để hoạch định và quản lý quá trình thực thi các chính sách công, trong khi các công sở sự nghiệp chịu trách nhiệm về việc cung cấp các dịch vụ công như giáo dục, y tế,…

Công sở có quy chế cần thiết để thực hiện các chuyên môn do Nhà nước quy định

Công sở có địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thực thi công vụ (các chính sách và các dịch vụ công) và cơ cấu tổ chức được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật và được hệ thống pháp luật đảm bảo thi hành.

Bên cạnh các đặc điểm chính như trên, công sở còn có một số đặc điểm phụ như sau:

  • Công sở là đơn vị cơ bản cấu thành nên hệ thống hành pháp hoạt động một cách thường xuyên và liên tục;
  • Công sở có mối quan hệ mang tính thứ bậc để đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong điều hành và đồng thời, có cả mối quan hệ mang tính phối hợp để đảm bảo nguyên tắc phối hợp (đồng bộ) trong hành động với các công sở khác trong hệ thống;
  • Công vụ được thực hiện bởi một đội ngũ cán bộ, công chức; công sở hoạt động hướng đến mục tiêu phục vụ lợi ích công, lợi ích của nhân dân,…

 

Trên đây là một số thông tin liên

4. Những câu hỏi thường gặp

Một số yếu tố xác định công sở?

Yếu tố về tổ chức: cần xem xét cơ cấu tổ chức bộ máy công quyền và phân công chức năng của cơ quan, đơn vị đó như thế nào, thuộc phạm vi như thế nào;

Yếu tố về chức năng: mục tiêu hoạt động của cơ quan, đơn vị đó hoạt động vì mục đích gì, hoạt động vì mục tiêu công ích, công vụ hay mục tiêu lợi nhuận cá nhân;

Yêu cầu chúng về sử dụng công sở?

– Việc sử dụng công sở phải đúng công năng thiết kế, đúng mục đích; không được chiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất kinh doanh, cho thuê, cho mượn, làm nhà ở …

– Việc sử dụng diện tích và trang thiết bị làm việc phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức của từng chức danh, nghiệp vụ chuyên môn theo ngành, lĩnh vực công tác theo quy định.

Yêu cầu về sử dụng phòng làm việc trong công sở?

– Bên ngoài các phòng làm việc phải có biển ghi tên đơn vị, chức danh cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong phòng.

Nguyên tắc thực hiện văn hoá công sở?

1. Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội;

2. Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại;

3. Phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.

quan để tìm hiểu công sở là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất bạn nhé. ACC cam kết sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng của mình. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (215 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo