Công nghiệp xanh là gì? (Cập nhật 2024)

Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đưa nền văn minh con người lên một tầm cao mới, là sự bùng nổ của ngành công nghiệp, năng lượng, điện tử,..Tuy nhiên, song song với đó, ta cũng thấy hệ lụy nghiêm trọng do biến đổi khí hậu dưới sự tác động của nền công nghiệp, ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái và môi trường sống hiện tại. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ, bởi công tác quản lý lỏng lẻo, gây mất đa dạng sinh học và tác động xấu đến sức khỏe con người.
Trong bối cảnh đó, nhà nước chú trọng phát triển chính sách kinh tế chuyển đổi từ tối đa hóa năng lượng sang tăng trưởng gắn liền với các mục tiêu xã hội và kinh tế, giữ gìn các giá trị môi trường. Bởi vậy, nền công nghiệp cũng bắt buộc phải chuyển hướng qua một hướng phát triển bền vững hơn, gọi là Công nghiệp xanh. Cùng ACC hiểu rõ hơn về công nghiệp xanh nhé!

 

1. Công nghiệp xanh là gì?

Doanh nghiệp xanh tiếng Anh được gọi là Green Business hay Sustainable Business.

Thuật ngữ “Công nghiệp xanh” chưa xuất hiện nhiều ở Việt Nam, nhưng đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng và có nhiều hội nghị quốc tế bàn về vấn đề này. Đặc biệt, là tại các quốc gia phát triển, công nghiệp xanh hiện được ứng dụng và phát triển rất mạnh: ở Mỹ, Trung Quốc, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Tải Xuống

Hiện nay, chưa có định nghĩa thống nhất cho công nghiệp xanh, nhưng chúng ta có thể hiểu bản chất của nó như sau:

Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, là nền công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn.  Trong toàn bộ quá trình sản xuất, công nghiệp xanh giúp giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trường.

– Ngoài ra, công nghiệp xanh còn bao hàm cả việc tái sử dụng các chất thải, các chất thải năng lượng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (khoáng sản, gỗ tự nhiên…), hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản thực phẩm…) bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Công nghiệp xanh sẽ tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính sau:

+ Các sản phẩm xanh

+ Năng lượng mới và tái tạo (thải ra lượng CO2 thấp)

+ Dịch vụ xanh

+ Môi trường bền vững.

Để phát triển công nghệ xanh, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước như Hàn Quốc, Mỹ, Đan Mạch, Trung Quốc, các nước EU,.. để mở rộng và phát triển xanh.

 

2. Định hướng phát triển chính sách công nghiệp xanh tại Việt Nam hiện nay

Nhận thấy xu hướng phát triển xanh là giải pháp tất yếu và bền vững cho nền kinh tế hiện tại và tương lai, nhà nước ta đã chú trọng vào các chính sách công nghiệp xanh, tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, phát triển các mô hình kinh tế bền vững ngay từ giai đoạn đầu, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, đảm bảo môi trường sống sạch và an toàn.

Chính sách công nghiệp xanh (CSCNX) là công cụ pháp lý hiệu quả để đạt được những chuyển đổi căn bản và lâu dài, duy trì điều kiện sống tương đối ở hiện tại và cho các thế hệ tương lai. Theo nghĩa rộng hơn, CSCNX gồm những chính sách điều chỉnh cấu trúc nền kinh tế, gắn với phát triển bền vững, bao hàm cả khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của hệ sinh thái và các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Định nghĩa về CSCNX, thường chỉ tập trung vào các giải pháp thay thế bằng nhiên liệu hàm lượng cacbon thấp hoặc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường.

CSCNX đóng vai trò giảm thiểu tác động tiêu cực từ các hình thức ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất và biến đổi khí hậu) và phát triển đất nước theo hướng bền vững lâu dài trong tương lai.

CSCNX ra đời giúp ứng phó những mục tiêu mà chính sách công nghiệp chưa đạt được, xúc tiến quá trình chuyển hóa xanh, đưa nền kinh tế tiến tới phát triển bền vững. Nói cách khác, CSCNX là biện pháp hữu hiệu để khắc phục những hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu – vốn được xem là thất bại lớn nhất trong lịch sử nhân loại gây ra. Trong bối cảnh kinh tế đang phát triển, nền công nghiệp xanh sử dụng một cách hữu hiệu những công cụ pháp lý nhằm thiết lập quyền tiếp cận và hạn ngạch sử dụng nguồn tài nguyên, tối thiểu hóa tác nhân gây ô nhiễm hay chính sách thuế môi trường phản ánh trực tiếp chi phí xã hội từ ô nhiễm vào giá cả, khiến thay đổi hành vi tiêu dùng trong ngắn hạn và hướng tới phát triển ngành công nghiệp sạch theo định hướng bền vững.

 

3. Lợi ích khi phát triển công nghiệp xanh đối với công ty và khu công nghiệp

Trong thời điểm hiện tại, việc theo đuổi CSCNX là thực sự cần thiết và đem lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ xanh trong sản xuất và phát triển kinh tế. Cụ thể là:

-        CSCNX giúp nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ

-        Ngành công nghiệp thân thiện môi trường giúp tăng trưởng nguồn nhân lực và tránh sự lạm dụng nguồn tài nguyên công.

-        Công nghiệp xanh giải mã các nguồn lực, phát triển hạ tầng đô thị bền vững.

-        tạo dựng được lợi thế cạnh tranh mới trong quảng bá và sản xuất hàng hóa thân thiện với môi trường.

-        Giảm lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp.

-        việc sớm áp dụng các CSCNX cung cấp lợi thế về năng lực công nghiệp ít cacbon, giảm các chi phí chuyển đổi sau đó và hạn chế chi phí giao thương của các doanh nghiệp nhập khẩu áp dụng đánh thuế cacbon.

Ngoài ra, cơ chế phát triển theo hướng công nghiệp xanh cho phép các công ty nhận chuyển giao vốn từ những dự án giảm thiểu khí thải ở lĩnh vực năng lượng và sản xuất hoặc giảm khí thải từ nạn phá và suy thoái rừng.

 

4. Quy trình để trở thành doanh nghiệp xanh

Cùng với xu thế trên toàn thế giới thì doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ, vậy làm sao để trở thành Doanh nghiệp xanh, hãy cùng ACC tìm hiểu nhé

Bước 1: Tuân thủ thực hiện các nguyên tắc bảo vệ môi trường

Để trở thành một doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp phải tuân thủ đúng tất cả những nguyên tắc bảo vệ môi trường liên quan tới công việc kinh doanh. Đồng thời việc doanh nghiệp thực hiện nguyên tắc đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp cho doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động theo đúng những quy định của pháp luật.

Bước 2: Phát triển hệ thống quản lý môi trường đồng bộ

Doanh nghiệp phải tạo ra được không gian làm việc thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn năng lượng. Doanh nghiệp đưa ra được một kế hoạch quản lý môi trường hợp lý sẽ có tác dụng giảm thiểu tối đa các tác động môi trường và khuyến khích việc thực hành doanh nghiệp xanh

Bước 3: Thiết lập Văn phòng xanh

Doanh nghiệp nên có kế hoạch mở rộng văn phòng mới hoặc nâng cấp văn phòng hiện tại thì hãy hướng tới văn phòng xanh, nghĩa là các thiết bị văn phòng, hệ thống ánh sáng sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm.

Bước 4: Mua sắm xanh

Các doanh nghiệp cần phải cân nhắc khi mua các sản phẩm thân thiện với môi trường như: sản phẩm từ vật liệu tái chế hoặc đã qua sử dụng; Chế phẩm sinh học; Các sản phẩm không gây độc hại; Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng; Các sản phẩm có thể làm mới hoặc tái chế; Các sản phẩm nội địa ví dụ như thực phẩm hữu cơ bản địa...

Bước 5: Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng

Doanh nghiệp biết sử dụng hợp lý nguồn năng lượng chính là doanh nghiệp kinh doanh thông minh. Đây là một trong những bước dễ dàng và hiệu quả nhất giúp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, và tạo giá trị cho doanh nghiệp.

Do đó sử dụng năng lượng hiệu quả chính là yếu tố chính của chiến lược quản lý môi trường của doanh nghiệp. Một số ví dụ về sử dụng năng lượng hiệu quả như: Mua sắm các thiết bị và vật dụng văn phòng tiết kiệm năng lượng; Hướng dẫn cho nhân viên sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm; Tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng xanh hoặc năng lượng tái chế.

Bước 6: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải

Tất cả các ngành kinh doanh đều tạo ra rác thải. Dù doanh nghiệp thải ra bất kì loại rác thải hay khối lượng rác như thế nào nó cũng rất tốn kém để xử lý. Vì vậy hạn chế rác thải sẽ tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp.

Ngoài việc cắt giảm chi phí thu dọn, phương pháp giảm thiểu rác thải cũng giúp tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu thô, các vật dụng và thiết bị văn phòng.  Thêm nữa, nếu thực hiện một cách hợp lí doanh nghiệp có thể nâng cao đồng bộ tính hiệu quả, năng suất và hình ảnh của doanh nghiệp.

Bước 7: Tiết kiệm nước

Sử dụng nước hợp lý, doanh nghiệp không chỉ giúp bảo vệ nguồn tài nguyên quí giá này mà còn giảm thiểu những chi phí liên quan tới việc mua, làm nóng, sử dụng và xử lý nước.

Bước 8: Xây dựng chiến lược marketing xanh

Doanh nghiệp cần phải hoạch định chiến lược marketing cho mình theo khẩu hiệu “xanh” và các nhãn sinh thái vào chiến lược marketing sẽ có tác dụng quảng bá thương hiệu và bảo đảm thị phần của doanh nghiệp đối với số lượng khách hàng có quan tâm tới việc bảo vệ môi trường.

 

5. Các câu hỏi thường gặp

 

1. Lợi ích to lớn nhất mà công nghiệp xanh mang lại là gì?

Lợi ích lớn nhất của Công nghiệp xanh là đem lại hiệu quả rõ rệt trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường.

2. Sự khác biệt của CSCNX so với chính sách công nghiệp truyền thống?

CSCNX ra đời giúp giải quyết những mục tiêu mà chính sách công nghiệp chưa đạt được, xúc tiến quá trình chuyển hóa xanh, đưa nền kinh tế tiến tới phát triển bền vững

CSCNX là biện pháp hữu hiệu để khắc phục những hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu – vốn được xem là thất bại trong chính sách công nghiệp truyền thống gây ra.

Bên cạnh đó, CSCNX lường trước những rủi ro không mong muốn khi hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô và dài hạn.

3. Xu hướng công nghiệp xanh trên thế giới?

Ta có thể kể đến một số nước có thành tựu tiêu biểu như:

-        Đan Mạch – Quốc gia đi đầu trong phát triển xanh. Đan Mạch ra lệnh hạn chế sử dụng các vỏ loại túi và bao bì khác nhau. 20% tổng tiêu thụ năng lượng ở Đan Mạch là năng lượng gió. Các nhà sản xuất cối xay gió đạt được thành công đột phá về mặt công nghệ, nên chi phí sản xuất năng lượng gió tương đương với sản xuất điện ở nhà máy nhiệt điện. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt 1/3 điện năng tiêu thụ từ turbin gió.

-        Hàn Quốc: Đẩy mạnh tiêu dùng xanh. Hàn Quốc đã ban hành gói kích cầu “Hiệp định tăng trưởng xanh mới” (tháng 1/2009) trị giá 50 nghìn tỷ Won trong 4 năm với 9 dự án xanh, tạo 956.000 việc làm.

-        Mỹ: Nâng cao kĩ thuật sản xuất xanh. Mỹ lựa chọn việc phát triển năng lượng thay thế làm hướng đi chính cho sự phát triển kinh tế xanh. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đặt mục tiêu đến năm 2030, 65% năng lượng tiêu thụ và 35% nhiệt lượng là năng lượng từ lắp đặt tấm pin mặt trời.

-        EU: Nói không với nguyên liệu hóa thạch. EU cũng thông qua chương trình hướng tới nền kinh tế với lượng carbon thấp giai đoạn 2050. Chương trình đặt mục tiêu giảm 40-44% lượng khí thải đến năm 2030 và giảm 79-82% vào năm 2050. Ngoài ra, chương trình còn đề ra phương pháp hoàn thiện các mục tiêu khác như giảm chi phí (175-320 €/ năm).

-        Trung Quốc: Triển khai công nghệ nano. Trung Quốc phấn đấu đến 2020 đạt 15% lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, giảm 45% lượng carbon khí thải. Xu hướng phát triển xanh tại Trung Quốc bắt đầu bằng kế hoạch 5 năm từ năm 2011. Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hơn 2.000 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Khối lượng đầu tư nhà nước trong lĩnh vực bảo toàn năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ thích ứng vượt qua chỉ tiêu của Mỹ và EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã chiếm 40% lượng xuất khẩu pin mặt trời thế giới.

Như vậy, trên đây công ty Luật ACC đã cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản nhất về công nghiệp xanh. Nếu vẫn còn các vấn đề khúc mắc, xin hãy liên hệ với ACC để được tư vấn và hỗ trợ. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo