Công đoàn cơ sở là gì? (Cập nhật 2024)

Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua cụm từ “công đoàn cơ sở”. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự hiểu công đoàn cơ sở là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu công đoàn cơ sở là gì và những vấn đề liên quan nhé!

cong-doan-co-so-la-gi
Công đoàn cơ sở là gì,

1.   Công đoàn là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm công đoàn cơ sở là gì, ta cần phải hiểu công đoàn là gì?

Khái niệm công đoàn đã được quy định cụ thể tại Điều 1 Luật Công đoàn năm 2012 như sau:

“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho người lao động, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, , doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

2. Công đoàn cơ sở là gì?

Khái niệm công đoàn cơ sở là gì cũng đã được quy định chi tiết tại điều 4 của Luật Công đoàn 2012:

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Công đoàn cơ sở xã được thành lập tại những doanh nghiệp, công ty thuộc thành phần kinh tế hoặc những đơn vị sự nghiệp, thông qua nhà nước, những tổ chức chính trị xã hội hoặc những tổ chức xã hội có từ đủ 5 đoàn viên trở lên đã được công đoàn cấp trên ra quyết định công nhận.

3. Chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở hiện nay có 3 chức năng chủ yếu sau:

–Thứ nhất: đại diện cho người lao động để bảo vệ những quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ.

Bởi vì hệ thống bộ máy nhà nước đôi khi còn nhiều thủ tục hành chính rườm ra, quan liêu, trình độ quản lý của chính quyền các cấp còn non trẻ, một số bộ phận thường quyền lợi của cán bộ, người lao động, tình trạng tham nhũng, tham ô và xảy ra rất nhiều…

– Thứ hai, công đoàn cơ sở góp phần tham gia vào quản lý kinh tế xã hội, quản lý nhà nước và tham gia vào quá trình, hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát những hoạt động của tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước…

Dưới đây là một số hoạt động và nội dung mà công đoàn cơ sở Việt Nam tham gia vào quá trình quản lý:

+ Tham gia tổ chức những phong trào thi đua giữa cán bộ, công nhân viên chức, người lao động về lao động giỏi, đây là biện pháp tổng hợp điểm công đoàn cơ sở có thể trực tiếp tham gia quản lý.

+ Tham gia vào quá trình xây dựng những chiến lược, chính sách về việc tạo việc làm hoặc tạo những điều kiện thuận lợi về việc làm cho công nhân, người lao động

+ Tham gia vào quá trình giải quyết những khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công nhân viên chức và người lao động

+ Tham gia vào quá trình tổ chức hoặc vận động tốt đại hội công nhân viên chức, những hội nghị cán bộ công chức tại các đơn vị.

+ Tham gia vào quá trình hoạch định, xây dựng những chiến lược kinh doanh, sản xuất, đầu tư, đồng thời cũng tham gia vào quá trình thanh tra, kiểm tra và giám sát những công việc đã được hoạch định.

– Thứ ba: toàn cơ sở cũng có trách nhiệm động viên, giáo dục cán bộ, công nhân viên chức, người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước của mình phải thực hiện những nghĩa vụ của công dân, tham gia vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về công đoàn cơ sở là gì và những vấn đề liên quan tới công đoàn cơ sở để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

·   Hotline: 19003330

·   Zalo: 084 696 7979

·   Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo