Công dân là gì? (Cập nhật 2024)

Công dân là khái niệm cơ bản, quen thuộc trong đời sống thường ngày được sử dụng để chỉ một cá nhân nhất định trong mối quan hệ với nhà nước. Vậy theo khía cạnh pháp lý, vấn đề công dân là gì được hiểu như thế nào? Công ty Luật ACC sẽ giải đáp trong bài viết sau đây.

Công dân là gì? (Cập nhật 2022)
Công dân là gì? (Cập nhật 2022)

1. Căn cứ pháp lý

  • Hiến pháp 2013

2. Công dân là gì?

Công dân là khái niệm quen thuộc trong đời sống và khái niệm về công dân hẹp hơn khái niệm cá nhân, bởi cá nhân bao gồm những người là công dân và cả những người không phải là công dân. Hiện nay khái niệm công dân là gì hiện chưa được quy định thống nhất trên thực tế. Tuy nhiên, dựa trên các quan điểm về khái niệm công dân đều thể hiện các vấn đề có thể khái quát như sau:

“Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn. Trong đó, quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó”

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013  “công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” 

Như vậy, có thể nhận thấy khái niệm công dân thường gắn liền với khái niệm quốc tịch. Quốc tịch là mối liên hệ bền vững của một thể nhân với một nhà nước nhất định. Quốc tịch Việt Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người là công dân Việt Nam.

3. Đặc điểm quy chế pháp lý của công dân

Để hiểu rõ hơn khái niệm công dân là gì, việc tiếp cận quy chế pháp lý của công dân là một bước quan trọng. Theo đó nội dung của đặc điểm này được thể hiện như sau: 

  •  Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, về chính trị. kinh tế, văn hóa, xã hội…
  • Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân.
  •  Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.
  •  Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lí giữa Nhà nước và công dân.
  •  Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất.
  • Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với công dân khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép.
  •  Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lý hành chính của công dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lý nhà nước.

Ngoài ra, đối với vấn đề công dân là gì, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng là một vấn đề quan trọng, nó thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và với các cá nhân trong xã hội.

Thông qua chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp, chúng ta có thể xác định được mức độ dân chủ của một xã hội. Vì thế các nhà lập pháp luôn luôn muốn hoàn thiện chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong đạo luật cơ bản của nhà nước. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật ACC về vấn đề công dân là gì. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề gì vướng mắc, chưa rõ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo cách thức:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo