Hiện nay, việc công chứng sơ yếu lý lịch là việc vô cùng cần thiết nhằm xác nhận thông tin về cá nhân và nhân thân một cách chính xác. Vậy công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu và tại cơ quan nào? Thông qua bài viết này, Công ty Luật ACC sẽ giải đáp cho bạn biết các địa điểm để công chứng sơ yếu lý lịch.
1. Công chứng sơ yếu lý lịch xin việc ở đâu?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 01/2020 quy định tờ khai lý lịch cá nhân (sơ yếu lý lịch) được áp dụng thủ tục chứng thực chữ ký.
Theo Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định việc chứng thực chữ ký không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Như vậy, để chứng thực sơ yếu lý lịch, người có yêu cầu chứng thực có thể lựa chọn những nơi sau để yêu cầu chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch xin việc theo quy định về thẩm quyền chứng thực chữ ký tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP miễn thuận tiện:
Thứ nhất, UBND phường, xã hoặc Phòng tư pháp cấp huyện.
Thứ hai, Phòng công chứng/Văn phòng công chứng.
Thứ ba, đối với người nước ngoài thì ra Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Công chứng sơ yếu lý lịch xin việc thực hiện theo:
- Có thể chứng thực chữ ký hoặc chứng thực nội dung sơ yếu lý lịch xin việc. Trước khi Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch được ban hành thì vào ngày 20 tháng 3 năm 2014, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực ban hành Công văn số 1520/HTQTCT-CT về việc hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch, theo đó: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung sơ yếu lý lịch là đúng.
- Chỉ thực hiện chứng thực chữ ký. Tuy nhiên, sau khi Nghị định 23/2015/NĐ-CP được ban hành thì Chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch, đơn xin việc thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
Thứ nhất, Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
Thứ hai, Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
2. Các địa điểm công chứng sơ yếu lý lịch tại TP.HCM
Người có yêu cầu công chứng sơ yếu lý lịch có thể đến Ủy ban nhân dân các phường các quận tại nơi mình cư trú để chứng thực sơ yếu lý lịch. Vì nhu cầu công chứng, chứng thực của người dân càng tăng nên các văn phòng công chứng cũng được thành lập rất nhiều. Bạn có thể đến văn phòng công chứng gần nơi cư trú của bạn để công chứng sơ yếu lý lịch.
Ví dụ ở quận Bình Thạnh, bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường ở Bình Thạnh hoặc Phòng tư pháp quận Bình Thạnh tại địa chỉ 6 Phan Đăng Lưu, Phường 14, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh. Bạn cũng có thể đến văn phòng công chứng như Văn phòng công chứng số 6, văn phòng công chứng Bình Thạnh, văn phòng công chứng Huỳnh Văn hưởng, văn phòng công chứng Huỳnh Thị Ngọc Yến,..
3. Cần mang theo giấy tờ gì khi công chứng sơ yếu lý lịch
Theo Điều 24 Nghị định 23/2015, người yêu cầu chứng thực chữ ký Sơ yếu lý lịch phải xuất trình các giấy tờ sau:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Sơ yếu lý lịch.
Khi chứng thực Sơ yếu lý lịch, người thực hiện chứng thực sẽ kiểm tra các giấy tờ trên. Đồng thời, xác nhận người yêu cầu chứng thực không được chứng thực chữ ký.
Sau đó, người yêu cầu chứng thực ký trước mặt người chứng thực và thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ 02 trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Trên đây là những giải đáp về nơi công chứng sơ yếu lý lịch mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Nếu có thắc mắc trong quá trình tìm hiểu về các lĩnh vực liên quan, hãy liên hệ ngay với Văn phòng Luật sư ACC để chúng tôi có thể hỗ trợ dịch vụ một cách tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận