Công chứng sơ yếu lý lịch - Cập nhật quy định mới nhất 2022

Sơ yếu lý lịch là giấy tờ kê khai những thông tin cơ bản liên quan đến cá nhân như tên tuổi, quê quán, nhân thân, quá trình học tập, thành tích,..., là một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc. Để các cơ quan, tổ chức tuyển dụng tin tưởng các thông tin được khai trong sơ yếu lý lịch là chính xác thì sơ yếu lý lịch phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Vậy công chứng sơ yếu lý lịch như thế nào và các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

1. Công chứng sơ yếu lý lịch là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Hiện nay, chưa có quy định bắt buộc Sơ yếu lý lịch phải công chứng. Tuy nhiên, trong các mẫu Sơ yếu lý lịch đều có phần xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc địa phương nơi đăng ký hộ khẩu.

Căn cứ Điều 15 Thông tư 01/2020 quy định tờ khai lý lịch cá nhân (sơ yếu lý lịch) được áp dụng thủ tục chứng thực chữ ký, không tồn tại hoạt động công chứng sơ yếu lý lịch.

 Khi công chứng/chứng thực sơ yếu lý lịch, người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.

2.Tại sao nên công chứng/chứng thực sơ yếu lý lịch?

Việc công chứng/chứng thực sơ yếu lý lịch có mục đích đảm bảo thông tin về cá nhân và nhân thân của người đó chính xác, không khai gian. Hầu hết khi đăng tin tuyển dụng, các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ứng viên nộp sơ yếu lý lịch, để nhà tuyển dụng có thể tin tưởng những thông tin này thì ứng viên cần phải đi công chứng/chứng thực sơ yếu lý lịch của bản thân. 

3. Thẩm quyền công chứng/chứng thực sơ yếu lý lịch?

Bạn có thế đến các cơ quan sau đây để công chứng/chứng thực sơ yếu lý lịch:

Thứ nhất, chứng thực ở tại Ủy ban nhân dân xã: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ là người thực hiện thủ tục chứng thực trên sơ yếu lý lịch;

Thứ hai, chứng thực tại Phòng tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Người thực hiện việc chứng thực là Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng tư pháp của ủy ban;

Thứ ba, chứng thực tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng thì người thực hiện việc chứng thực sơ yếu lý lịch là Công chứng viên của Phòng, Văn phòng công chứng đó.

Đối với người đang ở nước ngoài thì thực hiện yêu cầu chứng thực tại cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Khi có nhu cầu thực hiện công chứng/chứng thực sơ yếu lý lịch, công dân có thể nộp hồ sơ ngay tại nơi tạm trú mà không cần phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

4. Quy trình thực hiện công chứng/chứng thực sơ yếu lý lịch

Người có nhu cầu thực hiện việc công chứng/chứng thực sơ yếu lý lịch nộp tại các cơ quan có thẩm quyền nêu trên. Người thực hiện việc công chứng/chứng thực sẽ tiến hành kiểm tra các giấy tờ mà người yêu cầu nộp. Sau khi xác nhận đủ điều kiện để chứng thực, người thực hiện việc chứng thực sẽ yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký vào văn bản cần chứng thực trước mặt mình. Khi người yêu cầu ký xong thì người thực hiện việc chứng thực sẽ thực hiện các công việc như sau: 

- Dựa vào mẫu quy định thì người thực hiện việc chứng thực sẽ ghi đầy đủ lời chứng thực vào sơ yếu lý lịch của người yêu cầu;

- Sau khi ghi xong lời chứng sẽ phải ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ quan nơi thực hiện việc chứng thực sơ yếu lý lịch;

- Người thực hiện việc chứng thực sẽ phải ghi thông tin về việc chứng thực sơ yếu lý lịch vào sổ chứng thực;

- Đối với những sơ yếu lý lịch có từ 2 trang trở lên thì người thực hiện việc chứng thực sẽ phải đóng dấu giáp lai vào sơ yếu lý lịch.

Trên đây là những vấn đề pháp lý về công chứng/chứng thực sơ yếu lý lịch. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn về vấn đề pháp lý trong lĩnh vực này từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm. Hãy liên hệ với Văn phòng luật sư ACC, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn và giải đáp tất cả thắc mắc của bạn. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo