Công chứng là một trong những thủ tục quan trọng trong đời sống hiện nay để xác thực tính hợp pháp của văn bản. Vậy công chứng thực hiện ở đâu, công chứng ở phường khác được không, khác gì so với công chứng tư nhân?
Các vấn đề liên quan đến hoạt động công chứng được Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định cụ thể, áp dụng khi thực hiện các trình tự thủ tục công chứng cùng với việc thực hiện các nguyên tắc trong quá trình hành nghề. Vậy công chứng ở phường khác gì công chứng ở tư nhân? Sẽ được ACC giải đáp trong bài viết bên dưới.
Các bên có thể chọn công chứng tư nhân hoặc ở phường
1. Công chứng là gì?
Khoản 1, Điều 2, Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
Như vậy, có thể hiểu, công chứng là:
- Hoạt động do công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng
- Người yêu cầu công chứng có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc là cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu thực hiện công chứng các hợp đồng, các giao dịch hoặc các bản dịch.
- Nội dung của việc công chứng là để xác định tính hợp pháp của các hợp đồng, của các giao dịch dân sự. Xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, của các văn bản.
- Có 02 loại giao dịch được công chứng hiện nay là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật và những hợp đồng giao dịch do tổ chức, do cá nhân tự nguyện yêu cầu việc công chứng và thực hiện ở phường hoặc công chứng tư nhân.
2. Công chứng văn bản được thực hiện ở đâu?
Theo quy định của Luật Công chứng năm 2014, thẩm quyền công chứng gồm các cơ quan, tổ chức hành nghề công chứng. Tại khoản 5, Điều 2, Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.
Như vậy, đối với việc công chứng người có nhu cầu có thể đến:
- Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập (ủy ban nhân dân địa phương)
- Văn phòng công chứng được thành lập theo Luật Công chứng năm 2014 (các tổ chức công chứng tư)
3. Công chứng ở phường khác gì công chứng ở tư nhân?
Công chứng ở phường và công chứng ở tư nhân là 02 phương thức xác nhận tính hợp lý, hợp pháp của văn bản theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thực chất, sự khác nhau giữa công chứng ở phường và ở tư nhân là sự khác nhau giữa công chứng ở phòng công chứng và văn phòng công chứng. Cụ thể:
3.1 Hệ thống pháp luật điều chỉnh
- Phòng công chứng:
- Luật công chứng
- Văn phòng công chứng:
- Luật công chứng
- Luật doanh nghiệp
3.2 Địa vị pháp lý
- Phòng công chứng:
- Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
- Văn phòng công chứng:
- Là công ty hợp danh, có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên.
- Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
- Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
3.3 Quy định thành lập
- Phòng công chứng:
- Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
- Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Văn phòng công chứng:
- Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
- Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
3.4 Tên gọi
- Phòng công chứng:
- Tên gọi bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
- Văn phòng công chứng:
- Tên gọi bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3.5 Người đại diện
- Phòng công chứng:
- Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
- Văn phòng công chứng:
- Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3.6 Trách nhiệm tài sản
- Phòng công chứng:
- Là đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước thành lập, vì vậy khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì Nhà nước sẽ trả.
- Văn phòng công chứng:
- Văn phòng công chứng do cá nhân tự chịu trách nhiệm tài sản.
Như vậy, thông qua bài viết trên giúp quý khách hàng trả lời được câu hỏi về công chứng ở phường khác được không? Công chứng ở phường khác gì công chứng ở tư nhân? Có thể thấy rằng, việc công chứng giấy tờ, thủ tục công chứng theo quy định pháp luật là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong giao dịch, làm chứng cứ pháp luật. Khi có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này quý khách hàng liên hệ với ACC để nhận được thông tin mới nhất:
- Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận