Thủ Tục Công Chứng Hợp Đồng Vay Tài Sản (Cập Nhật 2024)

Công chứng hợp đồng vay tài sản là thủ tục do công chứng viên thực hiện chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng vay giữa các bên. Đây không phải là một thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện nhưng hiện nay nhiều người đã tự nguyện yêu cầu công chứng để tránh những rủi ro pháp lý phát sinh khi có tranh chấp xảy ra. Vậy thủ tục này được thực hiện như thế nào? Công ty luật ACC sẽ hướng dẫn bạn trong bài viết dưới đây.

Công chứng hợp đồng vay tài sản
Công chứng hợp đồng vay tài sản

1. Lập hợp đồng vay tài sản

1.1 Nội dung

Trước khi thực hiện công chứng hợp đồng vay mượn tài sản thì bên vay và bên cho vay cần phải lập hợp đồng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên với nhau. Trong đó, cần chú trọng những điều khoản sau:

- Quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay, đặc biệt là nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

- Sử dụng tài sản vay đúng mục đích

- Lãi suất

- Thực hiện hợp đồng vay có/không kỳ hạn

1.2 Cách thức

Theo quy định của Luật công chứng hiện hành, việc soạn thảo hợp đồng vay để công chứng được thực hiện dưới 02 cách thức sau:

Công chứng hợp đồng đã được soạn thảo sẵn

- Trong trường hợp này các bên sẽ tự soạn thảo hợp đồng trước với nhau rồi đem đi công chứng hợp đồng mượn tài sản đó.

- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên yêu cầu sửa chữa.

Công chứng hợp đồng do công chứng viên soạn thảo

- Theo đề nghị của các bên, công chứng viên sẽ soạn thảo hợp đồng khi nhận thấy nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Dịch vụ công chứng không cần dùng bản gốc có được không? Chi phí công chứng hiện này là bao nhiêu? Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Dịch vụ công chứng

2. Trình tự thủ tục công chứng hợp đồng vay tài sản

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị để công chứng hợp đồng vay tài sản được lập thành 01 bộ và bao gồm những thành phần sau: 

Hồ sơ bên cho vay

- Giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản: Sổ tiết kiệm, Xác nhận của ngân hàng về tài khoản, sao kê…(Bản sao)

- Giấy tờ pháp lý cá nhân: CMND, Thẻ căn cước công dân…(Bản sao)

- Tài liệu xác minh quan hệ tài sản chung, riêng: Tình trạng hôn nhân, thỏa thuận tài sản trước/trong thời kỳ hôn nhân...

Hồ sơ bên vay

- Đối với cá nhân: Giấy tờ pháp lý cá nhân: CMND, Thẻ căn cước công dân…(Bản sao)

- Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp; Điều lệ; Quyết định, biên bản họp...

Giấy tờ, tài liệu khác

- Dự thảo hợp đồng (soạn sẵn hoặc đề nghị soạn)

- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng

- Mang theo bản chính những giấy tờ tài liệu trong thành phần hồ sơ để công chứng viên đối chiếu

Bước 2: Nộp hồ sơ

- Nộp hồ sơ đến Phòng/Văn phòng công chứng do các bên thỏa thuận để thuận tiện nhất.

- Nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng trong thời gian hành chính.

Bước 3: Ký xác nhận

- Công chứng viên kiểm tra hồ sơ và thụ lý nếu thành phần hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

- Các bên tự đọc lại nội dung hợp đồng hoặc do công chứng viên đọc và ký xác nhận vào từng trang của hợp đồng nếu đồng ý và thống nhất.

- Công chứng viên đối chiếu với bản chính hồ sơ.

- Công chứng viên viết lời chứng.

Bước 4: Nộp lệ phí và nhận kết quả

- Người yêu cầu công chứng thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí công chứng hợp đồng mượn tài sản, thù lao công chứng và phí soạn thảo hợp đồng (nếu có).

- Nhận kết quả trực tiếp tại văn phòng công chứng hoặc ngoài văn phòng (có đơn đề nghị với lý do chính đáng theo quy định pháp luật).

3. Những lưu ý khi có yếu tố nước ngoài

Đối với trường hợp một trong các bên là cá nhân, tổ chức nước ngoài và không thể có mặt tại tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện công chứng hợp đồng vay tài sản thì bên vay/bên cho vay phải Lập văn bản ủy quyền/giấy ủy quyền có công chứng, chứng thực cho một cá nhân khác để thực hiện.

Có thể thấy, công chứng hợp đồng vay tài sản là thủ tục không quá phức tạp về trình tự. Tuy nhiên, nếu như không có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ sao cho đầy đủ và hợp lệ thì lại rất dễ dẫn đến trường hợp bị công chứng viên trả hồ sơ hoặc yêu cầu sửa chữa gây mất thời gian. Do đó, sử dụng dịch vụ từ một tổ chức pháp lý sẽ là giải pháp hiệu quả để tối ưu hóa thời gian thực hiện. Công ty luật ACC là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động này, hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (201 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo