Thủ Tục Công Chứng Hợp Đồng Cho Ở Nhờ (Cập Nhật 2024)

Để có thể lưu trú tại một tỉnh, thành phố thì có rất nhiều cách thức khác nhau như: mua nhà, thuê nhà...Tuy nhiên, đó là những hình thức không hề rẻ một chút nào. Do vậy, người ta sẽ ưu tiên lựa chọn việc ở nhờ nhiều hơn khi đã có mối quan hệ tại nơi lưu trú đó. Vì vốn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau nên đôi khi việc lập thành văn bản cho ở nhờ hay công chứng hợp đồng cho ở nhờ ít được thực hiện. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý phát sinh.

Thủ Tục Công Chứng Hợp Đồng Cho Ở Nhờ
Thủ Tục Công Chứng Hợp Đồng Cho Ở Nhờ

1. Cho ở nhờ hợp pháp

Cách để xác định việc cho ở nhơ có hợp pháp hay không sẽ dựa trên hai tiêu chí dưới đây là về nọi dung giao dịch và hình thức thể hiện của giao dịch.

1.1 Nội dung

Theo pháp luật về dân sự quy định thì việc cho ở nhờ chính là một giao dịch dân sự với nội dung cho mượn tài sản. Theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. 

1.2 Hình thức

Hình thức của giao dịch này Bộ luật dân sự hay Luật nhà ở đều không quy định bắt buộc phải lập thành văn bản mà có thể ở dưới dạng lời nói, hành vi...Tuy nhiên, trong quan hệ dân sự này, mỗi bên sẽ đều có những quyền và nghĩa vụ khác nhau được pháp luật quy định và bảo vệ. Do đó, khi một trong các bên vi phạm dẫn đến xảy ra tranh chấp thì công chứng Hợp đồng cho ở nhờ lúc này lại có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi đó là cơ sở để chứng minh giao dịch có thật trên thực tế và xác lập thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ của từng bên được sử dụng để giải quyết tranh chấp.

2. Công chứng Hợp đồng cho ở nhờ

Công chứng hợp đồng cho ở nhờ là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng cho ở nhờ khi các bên tham gia yêu cầu công chứng.

Đối với trường hợp công chứng hợp đồng về bất động sản thì công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở. 

Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng mà bên mượn và bên cho mượn có thể lựa chọn là Văn phòng/Phòng công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có nhà cho mượn.

Thừa kế đất đai trong trường hợp có di chúc và không có di chục được quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Luật thừa kế đất đai mới nhất

3. Thủ tục công chứng Hợp đồng cho ở nhờ

Căn cứ Chương V, Luật công chứng năm 2014, thủ tục công chứng hợp đồng cho ở nhờ được thực hiện theo trình tự thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm những thành phần sau:

- Phiếu yêu cầu công chứng

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân...giấy tờ tùy thân khác (Bản sao)

- Dự thảo hợp đồng (đã soạn sẵn) hoặc Hợp đồng do tổ chức công chứng soạn

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có, như:

+ Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng...

+ Đối với tổ chức, cần có như: Giấy tờ về thẩm quyền đại diện, Hợp đồng ủy quyền…; Giấy tờ chứng minh về tư cách pháp nhân

+ Giấy tờ về việc chứng minh các bên đủ điều kiện tham gia giao dịch

Nộp hồ sơ:

Nộp trực tiếp tại Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng nơi các bên lựa chọn trong giờ hành chính.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra

- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ thành phần và hợp lệ thì tiếp nhận và ghi vào sổ công chứng

- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung các giấy tờ cần bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. 

Bước 3: Công chứng

- Các bên ký vào từng trang của hợp đồng

- Công chứng viên đối chiếu bản chính thành phần hồ sơ, kiểm tra đầy đủ các điều kiện, sau đó thực hiện soạn thảo lời chứng và ký nhận vào Hợp đồng, giao dịch và lời chứng.

Bước 4: Nộp phí, thù lao công chứng và chi phí khác (nếu có)

Bước 5: Trả hồ sơ 

4. Các câu hỏi thường gặp

Cho ở nhờ hợp pháp là gì?

  • Hiện nay pháp luật không quy định khái niệm như thế nào là cho ở nhờ. Tuy nhiên thực tế có thể thấy hoạt động cho ở nhờ chính là việc bạn đến lưu trú tại một tỉnh, thành phố khác thay vì việc thuê, mua nhà ở tại địa điểm đó thì bạn có thể thông qua mối quan hệ thân quen để ở nhờ tại nhà của người khác, giảm bớt chi phí phát sinh tại tỉnh thành phố lớn của mình. Vậy thực tế cho thấy hoạt động cho ở nhờ chính là giao dịch mượn tài sản, chính xác là mượn nhà ở của người khác để ở. Thông thường, hoạt động cho ở nhờ thì người ở nhờ sẽ ở chung với chủ nhà (người cho ở nhờ). Ngoài ra còn một số trường hợp chủ nhà cho người ở nhờ mượn toàn bộ căn nhà để sinh hoạt và không sinh sống cùng.

Hợp đồng cho ở nhờ là gì?

  • Hợp đồng cho ở nhờ hay theo quy định pháp luật chính là hợp đồng mượn tài sản. Theo quy định pháp luật tại Điều 494, Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng mượn tài sản thì có thể hiểu Hợp đồng mượn nhà ở hay hợp đồng cho ở nhờ chính là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn nhà/bên cho ở nhờ sẽ cho bên mượn nhà/bên ở nhờ mượn để sử dụng căn nhà trong một thời hạn nhất định mà không phải thanh toán tiền ở. Bên mượn nhà/bên ở nhờ phải trả lại nhà ở sau khi hết thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận.

Hồ sơ cần chuẩn bị công chứng gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật công chứng 2014 thì các bên công chứng hợp đồng cho ở nhờ cần chuẩn bị:

  • Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu có sẵn của tổ chức hành nghề công chứng);
  • Dự thảo Hợp đồng cho ở nhờ (có thể tự soạn hoặc đến tổ chức hành nghề công chứng để được hướng dẫn);
  • Bản chính giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng hoặc giấy tờ khác của các bên có yêu cầu công chứng hợp đồng cho ở nhờ;
  • Bản chính giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của các bên (giấy đăng ký kết hôn/giấy xác nhận tình trạng độc thân);
  • Sổ hộ khẩu của các bên;
  • Bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng để tiến hành giao dịch cho ở nhờ. Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Thủ tục công chứng hợp đồng cho ở nhờ gồm những gì?

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
  • Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
  • Bước 3: Soạn thảo hợp đồng cho ở nhờ
  • Bước 4: Ký tên
  • Bước 5: Nộp phí và nhận kết quả

Như vậy, thực hiện công chứng hợp đồng cho ở nhờ là một nguyên tắc nên được thực hiện để đảm bảo an toàn pháp lý khi cho ở nhờ hoặc ở nhà nhà ai đó. Thủ tục công chứng không hề khó, tuy nhiên quá trình chuẩn bị hồ sơ công chứng không đầy đủ và hợp lệ lại khiến cho nhiều người không thể thực hiện nhanh chóng thủ tục này. Do đó, nếu trong quá trình thực hiện gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ cho Công ty luật ACC để được hỗ trợ.

Hotline: 1900.3330

Mail: [email protected]

Công Chứng Hợp Đồng Cho Ở Nhờ

✅ Công chứng: Hợp đồng người ở nhờ
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (299 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo