Thủ Tục Công Chứng Hợp Đồng Bảo Đảm (Cập Nhật 2024)

Hợp đồng bảo đảm là loại hợp đồng nhằm hướng đến mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của bên được bảo đảm. Theo đó, một số loại hợp đồng bảo đảm thường thấy như hợp đồng cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc,... Vậy thủ tục công chứng hợp đồng bảo đảm được thực hiện như thế nào? Công ty Luật ACC xin cung cấp một số thông tin liên quan đến công chứng hợp đồng bảo đảm trong bài viết dưới đây.

công chứng hợp đồng bảo đảm
Công chứng hợp đồng bảo đảm

1. Công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm

Dựa theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì công chứng hợp đồng bảo đảm là việc chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng bảo đảm được thực hiện bởi công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng, Văn phòng Công chứng).

Chứng thực hợp đồng bảo đảm là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện hoặc chữ ký của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo đảm.

Theo đó, việc công chứng, chứng thực hợp đồng sẽ giúp nâng cao giá trị pháp lý của hợp đồng được công chứng và tránh được rủi ro tranh chấp có thể xảy ra. Ngoài ra, đối với một số loại hợp đồng bảo đảm như hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp nhà ở,... thì việc lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực là bắt buộc theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục công chứng hợp đồng bảo đảm

Bước 1: Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng

Người yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ như đã liệt dưới đây đến tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng, Văn phòng Công chứng).

  • Dự thảo của loại hợp đồng bảo đảm cụ thể;
  • Phiếu yêu cầu công chứng: có liệt kê các thông tin như họ tên, địa chỉ của người nộp, nội dung công chứng hợp đồng, danh mục giấy tờ có liên quan,…;
  • Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ khẩu;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản có liên quan đến hợp đồng bảo đảm (nếu có).

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và thụ lý hồ sơ

Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Bước 3: Làm rõ các vấn đề và kiểm tra dự thảo

Sau khi hồ sơ được thụ lý, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu một số thông tin về quy định của thủ tục công chứng, hợp đồng, quyền và nghĩa vụ cũng như ý nghĩa, hậu quả pháp lý của các bên khi tham gia hợp đồng này.

Trường hợp công chứng viên phát hiện có căn cứ cho rằng hồ sơ còn một số vấn đề chưa rõ hay không phù hợp pháp luật thì có quyền yêu cầu người nộp làm rõ hoặc đề nghị xác minh, giám định. Nếu người yêu cầu không thực hiện được thì có quyền từ chối công chứng.

Công chứng viên kiểm tra dự thảo có đảm bảo phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật, đạo đức hay không. Trường hợp không phù hợp thì có thể yêu cầu điều chỉnh, thay đổi.

Bước 4: Ký chứng nhận

Người yêu cầu tiến hành đọc lại dự thảo, ký xác nhận và xuất trình bản chính các giấy tờ cho Công chứng viên.

Sau khi đã đối chiếu thì Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng. Tiếp theo, chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 5: Trả kết quả

Bộ phận thu phí sau hoàn thành việc thu các chi phí phát sinh sẽ đóng dấu và trả kết quả cho người yêu cầu.

Lưu ý:

  • Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014, việc công chứng cũng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Tham khảo chi tiết tại Thủ tục công chứng ngoài trụ sở tại đây.
  • Nếu bạn có nhu cầu đề nghị Công chứng viên soạn thảo hợp đồng thì cũng có thể mang hồ sơ như đã liệt kê (trừ dự thảo) đến tổ chức hành nghề công chứng. Các bước còn lại cũng tương tự như trên nhưng thay vì việc Công chứng viên kiểm tra dự thảo đã soạn sẵn thì Công chứng viên sẽ soạn thảo theo yêu cầu của người yêu cầu.

3. Chi phí công chứng hợp đồng bảo đảm

Tuỳ vào trường hợp công chứng cụ thể khác nhau thì các chi phí phát sinh cũng có thể khác nhau, nhưng chủ yếu là các chi phí công chứng sau đây:

  • Phí công chứng hợp đồng bảo đảm: tùy vào loại hợp đồng bảo đảm của bạn sẽ có cách tính phí công chứng cụ thể;
  • Thù lao công chứng (nếu có): là khoản tiền phải trả khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng;
  • Chi phí khác phát sinh (nếu có): như xác minh, giám định hoặc thực hiện ngoài trụ sở công chứng,…

Những nội dung trên là một số thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành mà Công ty Luật ACC cung cấp đến bạn, giúp bạn hiểu rõ về thủ tục công chứng hợp đồng bảo đảm. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn pháp lý, hãy liên hệ ACC để nhận được phản hồi sớm nhất bạn nhé!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1191 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo