Công chức là gì viên chức là gì? (cập nhật 2022)

Công chức, viên chức ngày càng trở nên đông đảo, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Bởi người ta cho rằng công chức, viên chức là như nhau. Chính vì vậy, hãy cùng ACC làm rõ khái niệm công chức là gì, viên chức là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Gavel, Handcuffs Andbook On Law On Beige Background
Công chức là gì viên chức là gì? (cập nhật 2022)

1. Khái niệm công chức, viên chức?

– Khái niệm công chức được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019:

“ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

– Khái niệm viên chức quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 như sau: “ Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

2. Điểm giống nhau giữa công chức và viên chức?

Công chức và viên chức giống nhau ở một số đặc điểm như sau:

– Điều kiện để trở thành công chức và viên chức đều là người có quốc tịch Việt Nam.

– Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng các điều kiện để trở thành công chức, viên chức.

– Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên trong phạm vi được quy định.

– Được đảm bảo được hưởng về tiền lương, tiền công, và chế độ lao đông theo quy định của pháp luật.

– Được tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

3. Phân biệt công chức, viên chức?

Công chức và viên chức phân biệt chủ yếu dựa trên các tiêu chí như sau:

Về cơ chế trở thành công chức, viên chức

Công chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ.

Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm.

Về thời gian tập sự

– Với công chức thời gian tập sự được quy định riêng đối với từng ngạch, cấp bậc theo quy định của Chính phủ.

Viên chức sẽ có thời gian tập sự quy định trong hợp đồng làm việc từ khoảng 03 tháng đến 12 tháng.

Về cấp bậc

Công chức được phân thành các ngạch khác nhau.

Viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp.

Viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ bệnh viện E,…

Vị trí công tác

Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã.

Làm việc trong các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân và không phải trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

Nguồn chi trả lương

– Với công chức thì được ngân sách nhà nước chi trả.

– Với viên chức thì được nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Các hình thức kỷ luật

– Đối với công chức có thể bị kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

– Với viên chức có thể bị kỷ luật theo các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, ngoài ra còn có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp của mình.

Về tính chất công việc

Công chức thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước, thực  hiện các nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý.

Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị quản lý giao cho mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không có tính quyền lực nhà nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức.

Trên đây là khái niệm công chức, viên chức và một số điểm giống nhau, khác nhau mà bạn đọc có thể tham khảo. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về các vấn đề liên quan đến pháp lý. Mời bạn đọc tìm đọc thêm các giải đáp mà bên chúng tôi đã cung cấp. Trân trọng cảm ơn!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo